Tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Hoàng khẳng định Đồng Nai định hướng tập trung phát triển công nghiệp hiện đại cùng với phát triển thương mại - dịch vụ - logistics.
Theo đó đến năm 2030, Đồng Nai sẽ trở thành cửa ngõ trung chuyển của cả miền Nam với hệ thống cơ sở hạ tầng năng động, toàn diện, linh hoạt bao gồm đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy, hàng hải. Với những lợi thế đó, Đồng Nai sẽ là trung tâm logistics quốc tế. Ngoài ra, sau khi Sân bay quốc tế Long Thành hoàn thành xây dựng và đi vào hoạt động sẽ là sân bay lớn nhất cả nước, tạo nên cú hích lớn đối với hàng loạt lĩnh vực như công nghiệp, logistics, thương mại dịch vụ và đô thị cùng phát triển.
Tại hội nghị, đại diện các sở, ngành đã giới thiệu đến các doanh nghiệp về những tiềm năng, lợi thế, chính sách thu hút đầu tư của Đồng Nai. Đồng thời, giới thiệu một số dự án tỉnh Đồng Nai đang kêu gọi đầu tư như Khu đô thị và Trung tâm thương mại Hiệp Hòa; các trung tâm logistics phía Nam và phía Bắc sân bay Long Thành; Khu trung tâm dịch vụ sân bay Long Thành… Nhiều doanh nghiệp tham gia hội nghị nêu ra một số vấn đề quan tâm dành cho địa phương như hạ tầng giao thông kết nối, đặc biệt khu vực tiếp cận sân bay; chiến lược phát triển thương mại, dịch vụ, logistics địa phương; những thuận lợi, khó khăn và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tham gia đầu tư.
Chia sẻ cùng cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh khẳng định Đồng Nai có nhiều tiềm năng lợi thế bởi có sân bay Long Thành cũng như gần kề cụm cảng Cái Mép. Đây sẽ là khu vực hội tụ đầu tư, phát triển của vùng Đông Nam bộ về lâu dài. Lợi thế của Đồng Nai cũng chính là lợi thế của doanh nghiệp khi đầu tư vào địa phương.
Với tinh thần cầu thị và sẵn sàng chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để đón tiếp các doanh nghiệp, nhà đầu tư, tỉnh Đồng Nai mong muốn cộng đồng doanh nghiệp có thể phát huy lợi thế, kết nối hợp tác để xây dựng và phát triển ngành thương mại dịch vụ tỉnh Đồng Nai. Tỉnh kỳ vọng sớm chào đón làn sóng các nhà đầu tư, doanh nghiệp tạo chuyển biến lớn trong chuyển đổi cơ cấu ngành thương mại dịch vụ.
UBND tỉnh đã trao giấy chứng nhậu đầu tư cho dự án Trung tâm Logistics BW Tân Hiệp, huyện Long Thành. Đây là dự án có diện tích 64,4 ha, sẽ được doanh nghiệp xây dựng thành một trung tâm logistics hiện đại, đồng bộ.
Thành phố Long Khánh thành trung tâm logistics cấp tỉnh
Theo quy hoạch đến năm 2030 với lợi thế về vị trí, thành phố Long Khánh dự kiến phát triển thành trung tâm logistics cấp tỉnh, tận dụng lợi thế phía Bắc sân bay Long Thành, đồng thời phát triển các cảng cạn, giúp lưu thông, vận chuyển hàng hóa tiện lợi hơn, phát huy thế mạnh của một trung tâm giao thương hàng hóa. Cùng với nguồn hàng nội tỉnh, đến năm 2030, thành phố Long Khánh có thể trở thành kho vận nông lâm sản của toàn tỉnh.
Dự kiến thành phố Long Khánh xây dựng trung tâm logicstics thuộc xã Hàng Gòn thành phố Long Khánh với diện tích khoảng 85 ha. Đây sẽ là trung tâm logistics tập trung phân phối chuyên ngành, trung tâm phụ tùng và dịch vụ hỗ trợ Năng lượng – dầu khí; trung phục vụ hàng cơ khí, điện điện tử, trung tâm phân phối cấp tỉnh, trung tâm tổ chức sự kiện (Conference/Convention); TT XTTM Năng lượng – dầu khí (Power – Oil & Gas Center); TT XTTM hàng công nghệ (Technologinal Trade Center); TT XTTM Cơ khí chính xác, sản xuất kỹ thuật số (Precision & Digital Manufacturing Center); TT TTM Thể Thao – Du lịch (Tourism & Sport Management Center); trung tâm phân phối hàng dễ hư hỏng (hàng tươi sống).
Trong giai đoạn 2021-2030, thành phố Long Khánh dự kiến quy hoạch 1 cảng cạn Long Khánh, quy mô đến năm 2030 khoảng 10 – 11 ha, năng lực thông quan hàng hóa (TEU) đạt 176.400 - 194.040.
Đề xuất bổ sung thêm khu công nghiệp – kho vận, cung cấp các dịch vụ cảng cạn phục vụ cho hàng hóa XNK tại các KCN Xuân Quế - Sông Nhạn, quy mô đến năm 2030 khoảng 50 ha. Công suất đến năm 2030 khoảng 50.000 - 100.000 TEU/năm.
Kết nối đến cảng biển thông qua các đường bộ: từ kho ra QL.56, QL.51C, cao tốc Dầu Giây- Phan Thiết, vành đai 4 đến các KCN và cảng biển nhóm 5.
-
Mạng lưới cao tốc, vành đai, đường sắt kết nối với sân bay lớn nhất Việt Nam sẽ được đầu tư như thế nào?
Để phát huy tối đa hiệu quả khai thác của sân bay quốc tế Long Thành, một mạng lưới giao thông kết nối với sân bay này đã và sẽ được đầu tư xây dựng trong thời gian tới.
-
Hãng thép 50 năm tuổi tại miền Nam sắp được rót thêm vốn để xây nhà máy tại Đồng Nai, quy mô dự án gấp 2,6 lần vốn chủ
Dự án nhà máy sản xuất thép cán xây dựng, bổ sung công đoạn luyện phôi thép với công suất 150.000 tấn/năm của Thép Nhà Bè được xây dựng tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 - Nhơn Phú, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai....
-
Đồng Nai cưỡng chế thu hồi đất của 36 hộ dân để làm dự án đường ven sông gần 2.000 tỉ đồng
36 hộ dân thuộc dự án đường và kè ven sông Đồng Nai dù đã được các cơ quan thẩm quyền thực hiện đầy đủ thủ tục về hỗ trợ, đền bù, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất nhưng không bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án nên chính quyền tiến hành cưỡng ch...