Một góc huyện đảo Cần Giờ
Theo Báo Tuổi Trẻ, UBND TP.HCM vừa ban hành quyết định phê duyệt quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch sử dụng đất tại huyện Cần Giờ.
Theo đó, trong giai đoạn 2021 – 2030, huyện đảo sẽ chuyển đổi 2.438ha đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Trong đó, đất nuôi trồng thuỷ sản sẽ được chuyển đổi nhiều nhất với 1.090ha.
Được biết, hiện nay Cần Giờ đang có 46.875ha đất nông nghiệp, 22.540ha đất phi nông nghiệp và 1.029ha đất chưa sử dụng.
UBND TP.HCM giao UBND huyện Cần Giờ công bố công khai quy hoạch sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật về đất đai.
Cần Giờ cũng sẽ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định ranh giới diện tích đất trồng rừng phòng hộ, tổ chức bảo vệ nghiêm ngặt.
Giao Sở Tài nguyên và Môi trường cập nhật các chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch sử dụng đất đã được duyệt vào kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 và tích hợp vào quy hoạch tỉnh đảm bảo sự đồng bộ thống nhất.
Sở Tài nguyên và Môi trườngcũng có nhiệm vụ thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý hoặc đề xuất kịp thời các trường hợp vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Khu vực dự án đô thị lấn biển tại Cần Giờ
Nằm cách trung tâm TP.HCM khoảng 60km, huyện đảo Cần Giờ xưa nay được xem như là “vùng sâu, vùng xa” bởi cách trở sông nước. Vùng đất này nổi tiếng bởi đây là huyện duy nhất của thành phố giáp biển, có khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn…
Nghị quyết về định hướng phát triển huyện Cần Giờ đến năm 2030 của Thành ủy TP.HCM, xác định đến năm 2030, huyện Cần Giờ cơ bản trở thành thành phố nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh ở tầm khu vực.
Hiện nay, Cần Giờ đang đứng trước cơ hội chuyển mình lớn khi hai dự án tầm cỡ quốc gia đang được triển khai tại đây là dự án khu đô thị lấn biển Cần Giờ và siêu cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.
Cụ thể, dự án đô thị lấn biển được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư mở rộng từ năm 2020. Theo đó, phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư mở rộng dự án từ 600 ha lên 2.870 ha với tổng mức đầu tư hơn 217.000 tỉ đồng.
Hình phối cảnh cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ
Trong khi đó, theo đơn vị tư vấn, cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ dự kiến được đặt tại khu vực Cù lao Phú Lợi (xã Thạnh An, huyện Cần Giờ).
Dự án dự kiến khởi công vào năm 2024 và triển khai 7 giai đoạn. Siêu cảng khi hoàn thành vào năm 2045 sẽ có 7,2km cầu cảng, có khả năng tiếp nhận tàu container trọng tải lớn nhất thế giới hiện nay (24.000 TEU), công suất thông qua 10 - 15 triệu TEU. Dự án dự kiến tạo việc làm cho khoảng 6.000 - 8.000 người lao động và đóng góp trực tiếp cho ngân sách thông qua các khoản thuế, phí ước tính từ 34.000 - 40.000 tỉ đồng/năm.
Dự án cố tổng vốn đầu tư lên đến 5,5 tỉ USD với sự tham gia của hãng tàu container lớn nhất thế giới - Mediterranean Shipping Company (MSC).
Trong chỉ đạo mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, hướng dẫn TP.HCM về việc lập, trình dự án xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ theo quy định. Đồng thời, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng phối hợp chặt chẽ với thành phố để đẩy nhanh công tác quy hoạch của thành phố, trình Thủ tướng trong quý 4/2023.
-
Toàn cảnh sông nước nơi sẽ xây siêu cảng trị giá 5,5 tỉ USD để cạnh tranh với Singapore
Dự kiến Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ (TP.HCM) sẽ được xây dựng tại khu vực Cù lao Phú Lợi và được tính toán để không gây ảnh hưởng đến khu dự trữ sinh quyển quốc tế. Công trình được gọi là siêu cảng này có mức đầu tư lên tới 5,5 tỉ USD, dự kiến đủ khả năng cạnh tranh với Singapore, Malaysia.
-
Nợ gần 800 tỷ đồng tiền thuê đất, Thảo Cầm Viên Sài Gòn 160 tuổi nguy cơ dừng hoạt động
Thảo Cầm Viên Sài Gòn, một trong những vườn thú lâu đời nhất Việt Nam, đang đứng trước nguy cơ ngừng hoạt động do khoản nợ tiền thuê đất gần 800 tỷ đồng.
-
Cập nhật mới nhất về tiến độ giải quyết hơn 81.000 căn nhà chưa có sổ hồng trên địa bàn TP.HCM
TP.HCM có 81.085 căn nhà thuộc 335 dự án đã được thẩm định đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận nhưng có vướng mắc thuộc 6 nhóm đã được phân nhóm, phân loại. Đến nay, Sở Tài Nguyên và Môi Trường đã thực hiện tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho 43.121/81.085 ...
-
84.149 tỷ vốn đầu tư công trong năm 2025 sẽ được TP.HCM phân bổ như thế nào?
Năm 2025, TP. Hồ Chí Minh được bố trí 84.149 tỷ đồng vốn đầu tư công, trong đó, vốn dự kiến ngân sách Trung ương hơn 3.237 tỷ đồng và vốn đầu tư công thuộc ngân sách địa phương gần 80.911 tỷ đồng. Nguồn vốn này sẽ được thành phố tập trung cho các dự ...