Bộ Xây dựng cho biết, ngành công nghiệp vật liệu xây dựng đã đạt được những bước tiến đáng kể về năng lực sản xuất trong những năm gần đây.
Giai đoạn trước năm 2010 nhiều sản phẩm chủ yếu của nước ta như clinker, gạch ốp lát các loại, sứ vệ sinh, kính xây dựng vẫn phải nhập khẩu để phục vụ nhu cầu xây dựng trong nước.
Đến nay, các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng trên phạm vi toàn quốc, nhiều sản phẩm đã tham gia vào thị trường xuất khẩu như clinker, kính tiết kiệm năng lượng, gạch gốm ốp lát, đá ốp lát, sứ vệ sinh, vôi công nghiệp...
Bên cạnh đó, giá trị sản xuất vật liệu xây dựng không ngừng tăng, tỷ lệ đóng góp của ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng vào GDP ngày càng đáng kể hơn. Đến hết năm 2023, đóng góp của ngành sản xuất vật liệu xây dựng cho GDP Việt Nam chiếm tỷ lệ khoảng 6 - 7%.
Hội thảo “Phát triển ngành vật liệu xây dựng Việt Nam hiện đại và bền vững”
Ông Lê Trung Thành - Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho rằng ngành vật liệu xây dựng có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.
Tổng năng lực sản xuất các vật liệu xây dựng chủ lực của Việt Nam trong 10 năm qua đã tăng trưởng mạnh, đạt khoảng 120 triệu tấn xi măng, 830 triệu m2 gạch ốp lát, 26 triệu sản phẩm sứ vệ sinh, 330 triệu m2 kính xây dựng, 20 tỷ viên gạch đất sét nung, 12 tỷ viên gạch không nung.
Trong đó, sản lượng xi măng, gạch ốp lát thuộc nhóm top đầu trên thế giới. Chất lượng vật liệu xây dựng Việt Nam đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Trình độ công nghệ, tổ chức sản xuất, kinh doanh, môi trường của ngành công nghiệp vật liệu xây dựng Việt Nam đứng tốp đầu trong các nước ASEAN.
Theo Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng, tổng giá trị doanh thu hàng năm ngành vật liệu xây dựng ước đạt khoảng 47 tỷ USD, chiếm khoảng 11% GDP quốc gia. Trong đó, các vật liệu xây dựng không bao gồm thép xây dựng ước đạt khoảng 600.000 tỷ đồng (tương đương hơn 24 tỷ USD), chiếm gần 6% GDP quốc gia.
Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Xây dựng cũng thừa nhận, trong những năm gần đây, ngành vật liệu xây dựng đang gặp nhiều khó khăn. Sản lượng tiêu thụ và doanh thu đều giảm sút dẫn đến nguy cơ đình trệ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, người lao động đối diện nguy cơ mất việc làm.
Bộ Xây dựng cho rằng, định hướng phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng là hướng đến xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu tăng trưởng kinh tế, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường, hướng đến mục tiêu Netzero vào năm 2050.
-
Bình Phước yêu cầu công trình từ 9 tầng trở lên phải dùng tối thiểu 80% vật liệu xây không nung
Từ nay đến năm 2025, các công trình xây dựng từ 9 tầng trở lên tại Bình Phước phải sử dụng tối thiểu 80% vật liệu xây không nung (VLXKN) trong tổng số vật liệu xây. Trong đó ưu tiên sử dụng cấu kiện nhẹ, kích thước lớn.
-
Ổn định thị trường vật liệu xây dựng bằng cách nào?
Để nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT-BXD.
-
UBND TP. Đà Nẵng vừa có chỉ đạo quan trọng để tháo gỡ khó khăn thị trường vật liệu xây dựng trên địa bàn
Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng yêu cầu đẩy mạnh các dự án đầu tư công, nhà ở xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, nông thôn… trên địa bàn để tăng lượng sử dụng xi măng, sắt thép....
-
Các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, An Giang, Sóc Trăng… vừa báo cáo gì về nguồn vật liệu làm cao tốc
Tại cuộc họp, lãnh đạo UBND các tỉnh, thành ở ĐBSCL lần lượt báo cáo khó khăn tồn tại và nêu các kiến nghị để Chính phủ xem xét, tháo gỡ về nguồn vật liệu làm cao tốc.