Mục tiêu lợi nhuận giảm tới 48%
Ngày 11/5, Tổng công ty Viglacera - CTCP (Mã: VGC) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2023 để thông qua kế hoạch kinh doanh với 15.750 tỉ đồng doanh thu và 1.300 tỉ đồng lợi nhuận trước thuế. Doanh nghiệp này cũng dự kiến duy trì cổ tức năm 2023 bằng tiền mặt, tỷ lệ 20%.
So với năm 2022, mức doanh thu kế hoạch kể trên cao hơn 8%. Tuy vậy, chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế lại giảm 48% so với kết quả thực hiện năm ngoái.
Viglacera đặt kế hoạch doanh thu 15.750 tỉ đồng và lợi nhuận ở mức 1.210 tỉ đồng
Lãnh đạo Viglacera cho biết, kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2023 được xây dựng trên cơ sở bám sát tình hình thực tế diễn biến đến tháng 3. Lợi nhuận năm nay của công ty chủ yếu đến từ hai mảng là bất động sản và kính.
Đối với mảng kính, lợi nhuận đóng góp trong năm 2023 dự kiến giảm khoảng 883 tỉ đồng so với thực hiện năm 2022. N
guyên nhân là do giá bán kính bị ảnh hưởng rất lớn từ quý 4/2022.
Năm nay, đầu ra của lĩnh vực kính bị ảnh hưởng bởi bất động sản trầm lắng. Ngoài ra, do đặc thù mảng kính, khi thị trường kém thì vẫn phải sản xuất, điều này tạo sức ép lên giá. Cùng với đó là chi phí đầu vào tăng cao nên dự kiến Viglacera sẽ tăng giá kính khoảng 9-10% trong thời gian tới.
Đối với mảng bất động sản, kế hoạch lợi nhuận đóng góp của mảng này dự kiến cũng giảm đáng kể.Hiện tại, cơ cấu lợi nhuận sẽ chủ yếu đến từ việc bán nhà ở xã hội mà tỉ suất lợi nhuận của phân khúc này khá thấp. Trong khi đó, lợi nhuận từ mảng bất động sản công nghiệp trong năm 2023 dự kiến khoảng 1.380 tỉ đồng.
Cập nhật kết quả kinh doanh mới đây của Viglacera, doanh thu quý 1/2023 đạt gần 2.775 tỉ đồng, giảm hơn 27% so với cùng kỳ năm 2022. Trong kỳ, do doanh thu mảng kinh doanh nhà ở thương mại sụt giảm mạnh, còn lĩnh vực vật liệu xây dựng gặp khó trong công tác tiêu thụ, giá bán giảm khiên lợi nhuận của Viglacera giảm 80% so với cùng kỳ, ở mức 151 tỉ đồng.
Đầu tư chiều sâu mảng vật liệu xây dựng
Theo kế hoạch năm 2023, Viglacera sẽ đầu tư chiều sâu trong mảng vật liệu xây dựng, đồng thời tiếp tục nghiên cứu, đa dạng hoá sản phẩm và phát triển vào nhóm sản phẩm mũi nhọn như kính tiết kiệm năng lượng, các sản phẩm kính gia công sau kính chất lượng cao, sứ vệ sinh, sen vòi, gạch ốp lát…
Cụ thể, doanh nghiệp này sẽ tiếp tục thực hiện đầu tư Dự án đầu tư Nhà máy gạch Viglacera Eurotile (dự án mua Nhà máy Bạch Mã và đầu tư bổ sung), tập trung hoàn thành dây chuyền sản phẩm mới kích thước lớn Vasta Stone nhằm đáp ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
Đồng thời, sẽ nghiên cứu các công tác chuẩn bị đầu tư Dự án Nhà máy kính nổi siêu trắng Phú Mỹ giai đoạn 2, công suất 900 tấn/ngày. Khảo sát, đầu tư mở rộng và đầu tư mới các mỏ nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
Về kế hoạch đầu tư tại nước ngoài, Viglacera đang triển khai các dự án đầu tư tại Cuba. Trong đó, tiếp tục triển khai giai đoạn 2 tại các dự án KCN ViMariel và Dự án Liên doanh SanVig. Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ tiếp tục khảo sát dự án đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng (1 nhà máy Gạch Cotto, 1 nhà máy Granite); nghiên cứu, chuẩn bị đầu tư dự án KCN, khu đô thị và sản xuất vật liệu xây dựng tại Cộng hòa Dominica.
Triển khai loạt khu công nghiệp mới
Bên cạnh lĩnh vực vật liệu xây dựng, mảng bất động sản là một trong hai mũi nhọn của Viglacera. Hiện doanh nghiệp này đang sở hữu và vận hành 12 khu bất động sản công nghiệp với tổng diện tích hơn 4.210ha.
Mảng bất động sản công nghiệp của Viglacera dự kiến thu về khoảng 1.380 tỉ đồng trong năm 2023
Năm 2023, Viglacera sẽ triển khai đầu tư hàng loạt khu công nghiệp (KCN) mới tại các địa phương có vị trí có lợi thế về hạ tầng, thu hút đầu tư và khả năng kinh doanh. Đồng thời, doanh nghiệp này sẽ thành lập các pháp nhân, chi nhánh mới để triển khai các dự án mới như KCN Phù Ninh - Phú Thọ (450ha/giai đoạn 1 là 150ha); KCN Phú Hà giai đoạn 2 (100ha); Khu A KCN Phong Điền - Thừa thiên Huế (120ha); KCN Đông Triều - Quảng Ninh (425ha); KCN Hòa Lạc Hữu Lũng - Lạng Sơn (490ha).
Bên cạnh đó còn có tổ hợp KCN - Dịch vụ - Đô thị Tây Phổ Yên - Thái Nguyên (900ha, trong đó 700ha KCN và 200 ha đô thị, dịch vụ); tổ hợp KCN - Đô thị - Dịch vụ tại tỉnh Yên Bái (380ha, trong đó KCN Trấn Yên 254ha, Khu Đô thị và dịch vụ 126ha); tổ hợp KCN - Đô thị dịch vụ tại tỉnh Hưng Yên (xấp xỉ 200ha); tổ hợp KCN - Đô thị - Dịch vụ tại Khánh Hòa (khoảng 900ha) và các KCN tại phía Nam.
Tại đại hội, một trong những mục tiêu đáng chú ý trong năm nay của Viglacera là việc thực hiện chương trình triển khai đầu tư 50.000 căn nhà ở xã hội (NƠXH) giai đoạn 2022-2030 đã được Bộ Xây dựng giao.
Lãnh đạo Viglacera cho biết, công ty đã đầu tư vào mảng NƠXH, nhà ở công nhân từ những năm 2010. Trong đó, nhà ở công nhân là lợi thế của Viglacera so với các doanh nghiệp cùng ngành. Còn với nhà ở xã hội, công ty làm theo nhu cầu thị trường.
Theo đó, các dự án trọng điểm đang triển khai gồm nhà ở công nhân tại các KCN Đồng Văn IV, Phú Hà, Đông Mai; NƠXH tại Kim Chung; khu NƠXH 9,8ha Yên Phong - Bắc Ninh.
Năm nay, Viglacera cũng dự kiến khởi công mới nhà ở công nhân Tiền Hải (5,2ha NƠXH Phú Hà (8,4ha). Chuẩn bị đầu tư dự án nhà ở công nhân Hải Yên - Quảng Ninh; dự thầu dự án khu NƠXH tại Tiên Dương - Đông Anh theo chương trình của UBND TP Hà Nội. Đồng thời, tiếp tục khảo sát, tìm kiếm phát triển quỹ đất mới để đầu tư các khu NƠXH, nhà ở công nhân tại các địa phương có điều kiện phù hợp.
-
“Đại gia” vật liệu xây dựng nợ hơn 14.000 tỉ, tài sản chạm mốc tỉ USD
Tại thời điểm cuối quý 1/2023, nợ phải trả của Viglacera xấp xỉ 14.092 tỉ đồng, gấp 1,5 lần vốn chủ sở hữu, trong đó nợ đi vay là 4.040 tỉ đồng.
-
Công ty sản xuất nhựa lớn nhất miền Bắc với 3 nhà máy và 1.500 lao động báo lãi cao kỷ lục, có hơn nghìn tỷ gửi ngân hàng
Năm 2023, Nhựa Tiền Phong ghi nhận 5.176 tỷ đồng, giảm 9% song lãi sau thuế tăng 16,5% so với năm trước, đạt 559 tỷ đồng, đây cũng là mức lợi nhuận năm cao nhất của công ty kể từ khi niêm yết.
-
Cổ phiếu một công ty thép bất ngờ “tím lịm” 3 phiên liên tiếp sau thông tin hoán đổi cổ phần để cấn trừ nợ
Kết phiên giao dịch ngày 12/12, cổ phiếu của Công ty CP Thép Pomina (mã chứng khoán POM) dừng ở mức 5.810 đồng/cp với hơn 6 triệu đơn vị khớp lệnh - mức thanh khoản kỷ lục trong lịch sử niêm yết của cổ phiếu thép này....
-
Lý do đằng sau việc Tập đoàn Hoa Sen bất ngờ xin lùi thời gian tổ chức ĐHĐCĐ niên độ 2023-2024
Do cần thời gian đánh giá, dự liệu cẩn trọng kế hoạch kinh doanh trong tình hình thị trường đang có nhiều biến động khó lường, Hoa Sen xin gia hạn thời gian tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên tới ngày 18/3/2024....