Tập đoàn Geleximco muốn đầu tư dự án cảng biển 50.000 tỉ ở Bà Rịa - Vũng Tàu (ảnh minh họa)
Văn phòng Chính phủ vừa có công văn gửi Bộ GTVT và UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà về đề xuất thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Cảng tổng hợp và container Cái Mép Hạ tại thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, báo Đầu tư đưa tin.
Liên danh nhà đầu tư đề xuất dự án gồm: Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) - Tập đoàn Geleximco - Công ty cổ phần Vận tải và thương mại quốc tế (ITC).
Phó Thủ tướng giao Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nghiên cứu đề xuất của nhà đầu tư để báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 25/5/2024.
Trước đó, Liên danh này đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Cảng tổng hợp và container Cái Mép Hạ.
Cụ thể, theo nội dung văn bản đề xuất do Vũ Văn Tiền, Tổng giám đốc Geleximco thay mặt liên danh ký, doanh nghiệp xin Thủ tướng xem xét, chấp thuận chủ trương giao cho liên danh nghiên cứu, đầu tư dự án để sớm đưa công trình cảng biển quan trọng này vào khai thác.
Đại diện liên danh cho biết là Dự án đầu tư xây dựng Cảng tổng hợp và container Cái Mép Hạ được UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cấp giấy chứng nhận đầu tư vào tháng 9/2010 do Công ty cổ phần Đóng tàu và dịch vụ dầu khí Vũng Tàu (VTSC) làm chủ đầu tư.
Đây là doanh nghiệp có vốn Nhà nước đã được UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chuyển giao phần vốn góp cho SCIC quản lý.
Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, sau gần 15 năm được cấp giấy chứng nhận đầu tư, VTSC vẫn không thể triển khai khởi công đầu tư xây dựng công trình.
Hiện nay, tại Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, khu bến Cái Mép (bao gồm Dự án đầu tư xây dựng Cảng tổng hợp và container Cái Mép Hạ) là khu bến chính của cảng cửa ngõ, trung chuyển quốc tế, được quy hoạch cho cỡ tàu trọng tải đến 250.000 DWT.
Bên cạnh đó, Bộ GTVT cũng đã chấp thuận điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết khu bến Cái Mép Hạ vào Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Đông Nam Bộ giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, trong đó quy hoạch bến cảng tổng hợp và container Cái Mép Hạ có quy mô 216,6 ha, chiều dài tuyến bến 5,96 km cho tàu container đến 250.000 DWT với lộ trình đầu tư giai đoạn khởi động đến năm 2025 và giai đoạn 2026 – 2030.
Thay đổi trên khiến quy mô đầu tư xây dựng Dự án tăng lên đáng kể, dự kiến tổng mức đầu tư đạt ngưỡng trên 50.000 tỉ đồng (theo Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án do Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng công trình hàng hải lập), gấp 5 lần so với quy mô tại Giấy ghứng nhận đầu tư đã cấp cho VTSC.
Việc này, theo đại diện liên danh SCIC - Geleximco - ITC là sẽ khiến VTSC không thể đảm bảo đủ năng lực để tiếp tục đầu tư Dự án.
Về phía SCIC, xác định được tiềm năng của dự án là rất lớn, HĐQT Tổng công ty đã ban hành nghị quyết phê duyệt chủ trương nghiên cứu đầu tư Dự án đầu tư xây dựng Cảng tổng hợp và container Cái Mép Hạ.
SCIC đồng thời thương thảo và ký kết “Thoả thuận hợp tác đầu tư” với Tập đoàn Geleximco và ITC để cùng nghiên cứu, xúc tiến đầu tư xây dựng Dự án.
Ông Vũ Văn Tiền cho biết, Tập đoàn Geleximco và ITC Corp là những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực đầu tư khai thác cảng biển, vận tải biển và logistics. Hai đơn vị có tiềm lực mạnh mẽ về tài chính, nhiều kinh nghiệm, uy tín và đã thành công trong việc đầu tư các dự án lớn, trọng điểm trên cả nước, đồng thời có hệ thống đối tác, khách hàng là các hãng tàu, tập đoàn logistics trong nước và quốc tế.
Tập đoàn Geleximco có gì? Ông Vũ Văn Tiền sinh năm 1959, quê huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Ông Tiền tốt nghiệp Kỹ sư Học viện Kỹ thuật Quân sự, Cử nhân kinh tế Đại học Kinh tế Quốc dân và làm việc tại công ty phân đạm sau khi tốt nghiệp.
Doanh nhân Vũ Văn Tiền Ông Tiền sáng lập Công ty TNHH Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội – Tập đoàn Geleximco vào năm 1993, đây là tiền thân của Tập đoàn Geleximco sau này. Hơn 20 năm phát triển, Geleximco hiện là là tập đoàn đa ngành với 27 công ty liên kết. Tập đoàn này đầu tư vào năm lĩnh vực kinh doanh gồm sản xuất công nghiệp, bất động sản, tài chính - ngân hàng, thương mại - dịch vụ, đào tạo và công nghệ thông tin. Gần đây nhât, doanh nghiệp này gây bất ngờ khi ký kết hợp đồng liên doanh với thương hiệu OMODA&JAECOO (thuộc Chery, Trung Quốc). Theo kế hoạch, hai bên sẽ hợp tác xây dựng một nhà máy tại Việt Nam với công suất 200.000 xe/năm, để sản xuất các mẫu xe mang thương hiệu OMODA&JAECOO. Đại gia Vũ Văn Tiền ngoài giữ vị trí Chủ tịch Tập đoàn Geleximco, ông còn đang là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Chứng khoán An Bình (ABS), Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Giấy An Hòa; Chủ tịch HĐQT Công ty Nhiệt điện Thăng Long. Trước đó, ông Tiền từng giữ vị trí Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank). |
-
Đề xuất đầu tư bến cảng gần 2.300 tỉ đồng tại “thủ phủ” công nghiệp của Bà Rịa – Vũng Tàu
Dự án cảng tổng hợp Long Sơn Mỹ Xuân được đề xuất đầu tư tại khu bến cảng Thị Vải (Thị xã Phú Mỹ) có quy mô gồm 270m bến chính cho tàu tổng hợp đến 30.000 tấn và 4 bến sà lan cho tàu đến 7.500 tấn. Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 2.256 tỉ đồng từ nguồn vốn doanh nghiệp.
-
Tuyến đường ven biển 8 làn xe trị giá 7.000 tỷ đồng tại Bà Rịa – Vũng Tàu sắp hoàn thành
Tuyến đường ven biển Vũng Tàu - Bình Châu, với tổng mức đầu tư 7.000 tỷ đồng, đang trong giai đoạn hoàn thiện và dự kiến sẽ hoàn thành vào quý III/2025. Đây là một trong những dự án hạ tầng giao thông quan trọng của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, góp phần t...
-
DIC bất ngờ dừng kế hoạch chào bán 200 triệu cổ phiếu
Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng - DIC Corp (mã chứng khoán DIG) vừa ban hành nghị quyết về việc dừng triển khai chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.
-
Loạt “ông lớn” ngành thép rục rịch xây nhà máy mới tại một tỉnh phía Nam
Thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được Nam Kim, Tôn Đông Á chọn là địa điểm xây nhà máy thép để mở rộng công suất, đón sóng phục hồi của thị trường.