Các đại biểu thảo luận tại Tọa đàm “Tháo gỡ khó khăn cho thị trường Condotel” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức vào đầu năm 2020
Vừa qua, các địa phương như Thanh Hóa, Khánh Hòa liên tiếp yêu cầu loại bỏ khái niệm “đất ở không hình thành đơn vị ở” và yêu cầu điều chỉnh quy hoạch chi tiết mục đích sử dụng đất đối với các dự án trên địa bàn. Đây được xem là dấu chấm hết cho khái niệm đã được các địa phương “sáng tác” và gây khá nhiều tranh cãi.
Không thể tìm cái mới trong quy định cũ
Trong giai đoạn bùng nổ của thị trường bất động sản (BĐS) cùng với sự xuất hiện của các loại hình mới như condotel, officetel, một số các địa phương đã “sáng tác” ra khái niệm “đất ở không hình thành đơn vị ở”.
Sau những ồn ào từ dự án Cocobay thì cả các cơ quan quản lý và các chủ đầu tư mới “chợt nhận ra” là loại hình BĐS này vẫn đang “ngoài vòng pháp luật”. Khi đó, khách hàng - những người đứng ở một bên trong cán cân cung - cầu condotel đã vô tình trở thành “kẻ chịu trận”.
Sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cùng hàng loạt hội nghị, hội thảo, thì các Bộ liên quan gồm Xây dựng; Tài nguyên & Môi trường; Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có những động thái tháo gỡ vướng mắc.
Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, việc tháo gỡ trên hầu hết đều vận dụng những quy định cũ, do đó chưa thể giải quyết được vấn đề một cách căn cơ do những vướng mắc đang phát sinh từ một loại hình BĐS kiểu mới.
Chỉ tính riêng tại khu vực Bắc bán đảo Cam Ranh có đến hàng chục dự án nghỉ dưỡng có “đất ở không hình thành đơn vị ở” sẽ nằm trong diện phải rà soát, điều chỉnh quy hoạch
GS.Đặng Hùng Võ, Nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT cho rằng vốn dĩ condotel, officetel là những loại hình BĐS kiểu mới, được phát triển trên nền tảng của kinh tế chia sẻ. Do đó, nếu cứ “lục lọi” trong các quy định cũ thì sẽ không thể tìm thấy cách tiếp cận hợp lý cho các loại hình này.
Doanh nghiệp tiếp tục “chông chênh”
Trong khi các địa phương “sáng tác” ra một khái niệm chưa có trong Luật hiện hành thì đối tượng bị ảnh hưởng nhãn tiền là những doanh nghiệp đang triển khai dự án.
Cụ thể, tại tỉnh Khánh Hòa, chỉ tính riêng tại khu vực Bắc bán đảo Cam Ranh có đến hàng chục dự án nghỉ dưỡng có “đất ở không hình thành đơn vị ở” sẽ nằm trong diện phải rà soát, điều chỉnh quy hoạch, đồng nghĩa với việc phải tiếp tục phải chờ đợi.
Theo nhận định của các chuyên gia, nguyên nhân của việc các doanh nghiệp lâm vào cảnh “chông chênh” là do các cơ quan quản lý nhà nước chưa thật sự sát sao, nhanh nhạy trong việc bám sát thực tế thị trường để đưa ra những chính sách điều chỉnh và biện pháp kịp thời. Chẳng hạn như đối với khái niệm “đất ở không hình thành đơn vị ở”, nếu đã khẳng định là không hợp pháp thì nhất quyết không “vẽ ra” để cấp xong rồi lại “giữa đường thay đổi” khiến doanh nghiệp tiến lùi không xong.
Cuối cùng, trong bối cảnh Luật đất đai sửa đổi vẫn chưa hẹn ngày được thông qua cũng như các Bộ ngành vẫn còn “loanh quanh” tháo gỡ thì lời khuyên mà Giáo sư Đặng Hùng Võ dành cho các doanh nghiệp đã trót “chôn” vốn vào các dự án BĐS có “đất ở không hình thành đơn vị ở” là hãy kiên nhẫn chờ đợi.
-
Bất động sản 2021: Nhà đầu tư sẽ đổ tiền vào đâu?
CafeLand - Sau một năm với nhiều biến động đầy khó khăn, thị trường bất động sản nhìn chung vẫn duy trì được sự ổn định. Bước sang năm 2021, giới chuyên gia dự báo thị trường sẽ chứng kiến những xu hướng dịch chuyển dòng tiền của nhà đầu tư, nhiều phân khúc có thể sẽ bị thay thế.
-
Bất động sản nghỉ dưỡng sẽ phục hồi ra sao trong năm 2025?
Sau một khoảng thời gian trầm lắng tương đối dài, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng 2025 được dự báo có thêm nhiều tín hiệu tích cực, thúc đẩy tiến trình phục hồi. Trong đó là những dấu ấn nổi bật về tăng trưởng khách du lịch năm 2024 và những kỳ vọ...
-
Thanh khoản bất động sản nghỉ dưỡng nhiều nơi gần như đóng băng
Trong báo cáo thị trường tháng 11, DKRA cho biết phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng và các vùng lân cận tiếp tục duy trì trạng thái ảm đạm.
-
Bao giờ bất động sản nghỉ dưỡng mới “tan băng”?
Mặc dù nguồn cung ghi nhận có tăng nhẹ nhưng thanh khoản thị trường vẫn ở mức thấp. Lượng giao dịch tập trung ở những sản phẩm có giá bán dưới 10 tỷ đồng/căn.