Theo số liệu thống kê sơ bộ của Cục Hải quan, nhập khẩu than các loại của Việt Nam trong tháng 3/2025 đạt hơn 6,5 triệu tấn, với trị giá đạt hơn 647 triệu USD, tăng 13,4% về lượng và 6% về kim ngạch so với tháng liền trước.
Tính chung 3 tháng đầu năm 2025, cả nước nhập khẩu hơn 17 triệu tấn than các loại với trị giá 1,81 tỷ USD, tăng 16,7% về lượng nhưng giảm 7,7% về kim ngạch so với cùng kỳ. Giá nhập khẩu trung bình than các loại trong giai đoạn này đạt khoảng 105 USD/tấn, giảm hơn 20% so với cùng kỳ năm 2024.
Việc giá giảm nhưng lượng nhập tăng cho thấy nhu cầu tiêu thụ than trong nước vẫn cao, đặc biệt trong bối cảnh nhiệt điện vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong hệ thống năng lượng quốc gia.
Việt Nam chi hơn 1,8 tỷ USD nhập than giá rẻ
Về thị trường nhập khẩu, Indonesia tiếp tục giữ vai trò là nhà cung cấp than lớn nhất cho Việt Nam, chiếm hơn 40% tổng lượng nhập trong quý 1/2025. Sản lượng than từ Indonesia đạt gần 7 triệu tấn, trị giá 579 triệu USD, tăng mạnh về cả khối lượng và giá trị. Giá nhập trung bình từ Indonesia dao động quanh mức 82,9 USD/tấn, giảm khoảng 11,7% so với cùng kỳ 2024.
Trong khi đó, Australia đứng thứ hai với hơn 5,36 triệu tấn, trị giá 693,7 triệu USD, chiếm 31% tỷ trọng nhập khẩu. Tuy tăng mạnh về lượng, nhưng kim ngạch lại giảm do giá trung bình chỉ còn 129,3 USD/tấn, giảm 25% so với cùng kỳ.
Nga là đối tác lớn thứ ba, cung cấp 1,44 triệu tấn than, trị giá hơn 206 triệu USD. Trong khi lượng tăng không đáng kể, giá giảm gần 28%, xuống còn 142,3 USD/tấn.
Hiện Indonesia là một trong những nguồn cung cấp than các loại quan trọng cho Việt Nam. Việt Nam áp dụng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt với mức 0% cho các loại than nhập khẩu từ Indonesia, do cả hai quốc gia đều là thành viên của Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA).
Năm 2025, Việt Nam dự kiến sản xuất khoảng 37 triệu tấn than sạch, trong khi nhu cầu tiêu thụ lên tới 50 triệu tấn, chủ yếu phục vụ các nhà máy nhiệt điện. Do đó, Việt Nam tiếp tục tăng cường nhập khẩu, đặc biệt là than nhiệt từ Indonesia và Australia.
Mặc dù có xu hướng chuyển sang năng lượng tái tạo, than vẫn đóng vai trò chủ lực trong cơ cấu năng lượng quốc gia đến năm 2030. Theo quy hoạch ngành than Việt Nam đến năm 2020 và triển vọng đến năm 2030, nhu cầu than dành cho nhiệt điện ước tính lên đến 131,1 triệu tấn vào năm 2030.
-
Mỹ hiện là nhà cung cấp phế liệu sắt thép lớn thứ 2 của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2025.
-
Quý 1/2025, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam
Theo số liệu của Cục Thống kê, trong quý 1/2025, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta với kim ngạch đạt 31,4 tỷ USD.
-
Việt Nam xuất khẩu 120 tỷ USD vào Mỹ năm 2024: Hàng Việt nào đang “được lòng” người tiêu dùng nhất?
Năm 2024, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch hàng hóa đạt 119,6 tỷ USD, tăng hơn 23% so với cùng kỳ. Các mặt hàng chủ lực xuất sang thị trường này gồm giày dép, đồ gỗ nội thất, máy móc và thiết bị quang học.








-
ETF vàng bùng nổ tại Trung Quốc giữa lo ngại địa chính trị
Trước áp lực địa chính trị và nguy cơ đồng Nhân dân tệ mất giá, các nhà đầu tư Trung Quốc đổ xô vào các quỹ ETF vàng.
-
Quốc gia sản xuất thép lớn nhất thế giới sẽ chứng kiến bước ngoặt lớn trong năm nay?
Việc tung ra thêm các biện pháp kích thích kinh tế đang góp phần ổn định nhu cầu thép trong lĩnh vực bất động sản và hạ tầng. Bên cạnh đó, quá trình cải cách ngành được đẩy mạnh có thể dẫn tới cắt giảm nguồn cung lớn hơn kỳ vọng, hỗ trợ quá trình phụ...
-
Nhìn lại thị trường thép quý 1/2025: Nội địa khởi sắc
Quý 1/2025, ngành thép Việt tăng tốc ở thị trường nội địa nhưng lại hụt hơi ở xuất khẩu. Lý do nằm ở đâu?