Tại Hội nghị Bất động sản 2020 diễn ra sáng 12/11, đại diện các chủ đầu tư lớn cho biết những tác động từ dịch bệnh và các chính sách vĩ mô đã khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản gặp không ít trở ngại và không thể đưa sản phẩm ra thị trường.
Trong bối cảnh đó, nhiều doanh nghiệp tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, xem đó như một giải pháp để vượt qua giai đoạn khó khăn hiện tại và là nền tảng để tiếp tục phát triển hoạt động kinh doanh trong tương lai ở tất cả các phân khúc nhà ở.
Xoay trở trong khó khăn
Ông Angus Liew, Tổng giám đốc Gamuda Land tại TP.HCM, cho biết theo kế hoạch, Gamuda Land vẫn phát triển một số dự án quy mô lớn trong năm 2020. Tuy nhiên, đại địch Covid-19 đã ảnh hưởng đến thời điểm tung sản phẩm ra thị trường.
Nói về giải pháp để xoay trở trong giai đoạn khó khăn, ông Liew cho biết Gamuda Land đã thực hiện một số biện pháp thay thế như bán hàng qua kênh trực tuyến, tương tác sản phẩm trực tuyến mà không cần đến tận nơi để xem. Kết quả cho thấy, lượng khách hàng đặt chỗ vẫn rất khả quan.
Với kinh nghiệm nhiều năm phát triển các dự án lớn chủ yếu hướng ra ngoài trung tâm thành phố, ông Liew đánh giá, thời gian vừa qua cũng là cơ hội để doanh nghiệp của ông cân nhắc chiến lược sản phẩm đang phát triển, từ giá cả đến cách thức thanh toán.
Nhiều doanh nghiệp tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, xem đó như một giải pháp để vượt qua giai đoạn khó khăn hiện tại
“Chín tháng qua, chúng tôi tung ra thị trường được 5 dự án và bán được 5.000 sản phẩm”, đại diện Gamuda Land phát biểu và chia sẻ thêm rằng TP.HCM với gần 100 triệu dân, nhu cầu nhà ở ngày càng tăng đang là khu vực hấp dẫn với nhiều nhà đầu tư, trong đó có các nhà đầu tư nước ngoài.
Ông Jason Turnbull, Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc tài chính của Masterise Homes, cho biết công ty không có kế hoạch trì hoãn việc đưa ra sản phẩm mới ra thị trường. Bằng chứng là quý 3 vừa qua doanh nghiệp này đã đưa ra thị trường dự án ở TP.HCM và Hà Nội, và sẽ tiếp tục đẩy mạnh trong quý 4.
“Quan sát của tôi cho thấy thấy phân khúc nhà ở cao cấp vẫn đang được đón nhận tích cực”, ông Jason nhận định. Theo ông, đa dạng hoá các sản phẩm, đưa công nghệ vào hệ thống để phục vụ khách hàng từ đầu tới cuối, theo sát nhu cầu của khách hàng sau khi bàn giao sản phẩm là những điều quan trọng được đưa ra nhằm trả lời câu hỏi làm thế nào tiếp tục thu hút sự chú ý của khách hàng trong tương lai.
Hướng ra vùng ven
Ông Nguyễn Thế Nhiên, Phó tổng giám đốc Hưng Thịnh Land, cho biết khi dịch Covid-19 nổ ra, công ty đưa công nghệ vào hệ thống để tạo cơ hội cho khách hàng tiếp cận dự án dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, tập đoàn đa dạng các gói sản phẩm và giải pháp thanh toán để phù hợp với thị trường và nhu cầu khách hàng.
Ông Nhiên cũng nhận định, dù quy trình cấp phép dự án tại TP.HCM đang có độ trễ nhưng xung quanh thành phố vẫn đang có rất nhiều cơ hội với các khu vực có tốc độ phát triển kinh tế cao và đông dân cư như Đồng Nai, Bình Dương hay xa hơn là Bà Rịa - Vũng Tàu và thậm chí ra cả các tỉnh miền Trung như Quy Nhơn.
“Với quỹ đất 5.000 héc ta, chúng tôi không chỉ tập trung phát triển nhà ở giá rẻ mà còn phát triển các sản phẩm bất động sản phục vụ du lịch nghỉ dưỡng”, ông Nhiên cho biết.
Bất chấp ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhiều nhà phát triển vẫn tung ra sản phẩm.
Mặc dù vậy, khi đánh giá về thị trường khu vực vùng ven, đại diện Hưng Thịnh Land và Masterise Homes đều cho rằng, bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ về nguồn cung, tiềm năng thị trường còn phụ thuộc rất nhiều vào tiến độ giải ngân của Chính phủ cho hệ thống cơ sở hạ tầng kết nối tại những khu vực này.
Ông Andy Han Suk Jung, Tổng giám đốc SonKim Land, giữ thái độ lạc quan, cho rằng bất chấp ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, bất động sản Việt Nam vẫn cất cánh, nhiều nhà phát triển vẫn tung ra sản phẩm, giá bất động sản vẫn ở mức cao.
Vị này cho biết, vào đầu tháng 10 vừa qua, SonKim Land đã phát triển một dự án tại Thủ Thiêm (quận 2) với mức giá ban đầu khoảng 7.000 USD/m2 và vẫn được thị trường đón nhận. Đặc biệt, có nguồn cầu lớn đến từ nhóm khách hàng nước ngoài.
“Nhu cầu nhà ở của người nước ngoài vẫn rất mạnh mẽ, tại một số dự án của chúng tôi đã vượt chỉ tiêu về sản phẩm cho người mua nước ngoài. Họ quan tâm bất động sản Việt Nam, vì so sánh với các quốc gia láng giềng, chúng ta đang có lợi thế nhờ tốc độ đô thị hóa nhanh và mạnh”, ông Andy nói.
-
Bất động sản 2021: Gọi tên phía Đông
CafeLand – Khu vực phía Đông TP.HCM và khu bờ Đông sông Hồng (Hà Nội) được dự báo sẽ là khu vực dẫn đầu thị trường bất động sản năm 2021.
-
Mức thu lệ phí cấp sổ đỏ hiện nay tại TP. Hồ Chí Minh
Hiện nay, mức thu lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (thực tế thường gọi là sổ đỏ/sổ hồng) trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh được thực hiện theo Phụ lục 1C ban hành kèm theo Nghị quyết 124/2016/NQ-HĐND. Cụ ...
-
Hiện trạng con đường dài 600m nhưng tốn hơn 1.000 tỷ đồng để mở rộng ở TP.HCM
Dự án nâng cấp mở rộng đường Chu Văn An (quận Bình Thạnh) chỉ có chiều dài 600m nhưng sẽ tiêu tốn đến 1.067 tỉ đồng. Gần 1.000 tỉ trong tổng vốn đầu tư sẽ dùng để chi trả bồi thường, giải phóng mặt bằng....
-
Đề xuất giảm vốn đầu tư, gia hạn thời gian hoàn thành cao tốc Bến Lức – Long Thành
Dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành được đề xuất giảm tổng mức đầu tư gần 500 tỷ đồng, đồng thời gia hạn thời gian hoàn thành đến hết tháng 9/2026.