Ảnh minh họa.
Theo số liệu từ Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA), trong tháng 1/2022, có tổng cộng 7 đợt phát hành trái phiếu ra công chúng của CTCP Du Lịch Thành Thành Công (500 tỷ đồng), CTCP Tập Đoàn Đầu Tư Địa Ốc Nova (1.300 tỷ đồng), CTCP Xây Dựng Coteccons (500 tỷ đồng), CTCP Bamboo Capital (500 tỷ đồng) và NHTMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (2.209 tỷ đồng) với tổng giá trị 5.009 tỷ đồng và 16 đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ với tổng giá trị 19.500 tỷ đồng, theo dữ liệu công bố đến ngày 28/1/2022 của HNX và SSC.
Theo VBMA , bất động sản và xây dựng hiện là 2 nhóm ngành phát hành khối lượng trái phiếu lớn nhất với giá trị lần lượt đạt 14.470 tỷ đồng và 7.130 tỷ đồng, chiếm 55,8% và 27,5% tổng giá trị phát hành của tháng.
Trong nhóm ngành Bất động sản, CTCP Đầu Tư và Phát Triển Eagle Side là doanh nghiệp có khối lượng phát hành lớn nhất với 3.930 tỷ đồng kỳ hạn 1 năm, CTCP Phát Triển Đất Việt đứng ở vị trí thứ hai với 1.600 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 3 năm. Trong nhóm ngành Xây dựng, CTCP Xây Dựng Minh Trường Phú và CTCP Đầu Tư Xây Dựng Tường Khải lần lượt phát hành 2,.950 tỷ đồng và 2.990 tỷ đồng, cả 2 mã trái phiếu đều có kỳ hạn 1 năm.
Nhóm ngành Ngân hàng cũng đáng chú ý với 3 đợt phát hành ra công chúng của Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (2.209 tỷ đồng), các trái phiếu này đều nhằm mục đích tăng vốn cấp 2.
-
Nhà đầu tư “tháo chạy” khỏi thị trường trái phiếu bất động sản Trung Quốc
Các nhà đầu tư đang có xu hướng tháo chạy khỏi thị trường bất động sản Trung Quốc và tìm đến những thị trường mới sau những cuộc khủng hoảng của các tập đoàn bất động sản tại thị trường tỷ dân.








-
Hà Nội đẩy nhanh tiến độ quy hoạch trường đua ngựa
Xã Sóc Sơn (TP. Hà Nội) đẩy nhanh tiến độ thẩm định, phê duyệt dự án Tổ hợp vui chơi giải trí đa năng trường đua ngựa.
-
Hà Nội sắp có thêm khu đô thị ven sông rộng hơn 2.000 ha
Hà Nội chuẩn bị đón thêm một khu đô thị quy mô "khủng" ven sông Cà Lồ, với diện tích quy hoạch hơn 2.000 ha, dân số dự kiến từ 90.000 đến 110.000 người. Khu vực này không chỉ phát triển nhà ở, dịch vụ – thương mại, công nghiệp sạch mà còn dành phần l...
-
Phường rộng nhất Hà Nội sau sáp nhập có tới 4 cầu vượt sông, dân số ngang ngửa với quốc đảo phát triển bậc nhất châu Á
Từ ngày 1/7, Hà Nội chính thức vận hành bộ máy mới với 126 đơn vị hành chính cấp xã, phường sau sáp nhập. Trong số đó, phường Hồng Hà nổi bật không chỉ vì diện tích lớn nhất Thủ đô, mà còn bởi vị trí chiến lược, lịch sử lâu đời và mật độ dân cư “ngan...