Thứ trưởng Bộ Tài chính Bùi Văn Khắng phát biểu tại buổi làm việc.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng nhấn mạnh việc xử lý tài sản công phải thực hiện khẩn trương, minh bạch, đúng pháp luật, theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm. Ông đề nghị TP. Hà Nội chủ trì tổng kiểm kê, xác định rõ tài sản thuộc trung ương hay địa phương để phối hợp xử lý hiệu quả, tránh lãng phí.
Theo báo cáo của Sở Tài chính Hà Nội, quá trình sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã khiến 291 cơ sở trụ sở dôi dư cần xử lý. Cùng với đó, thành phố đang rà soát 1.206 dự án đầu tư trụ sở làm việc, trong đó đã tạm dừng 561 dự án và cho tiếp tục 645 dự án.
Hà Nội hiện quản lý hơn 5.200 cơ sở sự nghiệp, với quỹ đất khoảng 27 triệu m2 và diện tích nhà hơn 17 triệu m2. Việc phân loại, xử lý đang được tiến hành theo 4 nhóm: giữ nguyên quy mô, điều chỉnh quy mô, dừng thực hiện hoặc chuyển hướng đầu tư.
Tuy nhiên, quá trình triển khai đang gặp một số vướng mắc, như: thiếu hướng dẫn tiêu chuẩn, định mức diện tích trụ sở; chưa hoàn tất giao tài sản cho đơn vị quản lý nhà theo Nghị định 108/2024/NĐ-CP; còn vướng về cơ chế khai thác tầng 1 các chung cư tái định cư, nhà ở công nhân...
Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đề nghị Bộ Tài chính sớm ban hành định mức, đơn giá để làm căn cứ thực hiện, đồng thời đề xuất cần có “cơ chế ngược”, nhận trụ sở trước, điều chỉnh quy hoạch sau để tránh chậm trễ, lãng phí.
Kết luận buổi làm việc, Thứ trưởng Bùi Văn Khắng yêu cầu các đơn vị của Bộ Tài chính tiếp thu ý kiến, hoàn thiện hướng dẫn để các địa phương triển khai. Ông cũng nhấn mạnh, việc sắp xếp bộ máy phải đồng bộ với sắp xếp tài sản, dưới sự lãnh đạo sát sao của cấp ủy và người đứng đầu, đảm bảo tiến độ và hiệu quả sử dụng tài sản công.
Thành phố cần chủ động tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành trong công tác xử lý tài sản nhà đất và các công trình, dự án trên địa bàn. Trong đó, thành phố đóng vai trò chủ trì, phối hợp tổ chức tổng kiểm kê tài sản, phân loại, làm rõ đâu là tài sản thuộc sở hữu địa phương, đâu là tài sản thuộc các Bộ, ngành Trung ương. Trên cơ sở đó, các bên cùng phối hợp sắp xếp, xử lý phù hợp, đảm bảo hiệu quả khai thác, tránh lãng phí nguồn lực.
-
Điều kiện về nhà ở để được mua nhà ở xã hội khi sáp nhập tỉnh thành
Với việc sáp nhập một số tỉnh thành, nhiều người dân quan tâm về điều kiện nhà ở để được mua nhà ở xã hội. Bởi việc thay đổi địa giới hành chính có thể ảnh hưởng đến quyền lợi và phạm vi xét duyệt hồ sơ mua, thuê mua nhà ở xã hội của người dân tại các địa phương.
-
Thị trường khu vực nào bất ngờ tăng tốc trước thềm sáp nhập?
Hưng Yên, từ một thị trường tương đối dù đã sở hữu vài dự án lớn - đang ghi nhận đà tăng trưởng mạnh nửa đầu năm 2025. Với những cú hích mạnh mẽ về hạ tầng, dòng vốn FDI và sự đổ bộ của loạt “đại bàng” quốc tế, khu vực này từng bước trở thành điểm nóng mới của thị trường bất động sản miền Bắc. Trước thềm sáp nhập đơn vị hành chính, Hưng Yên được kỳ vọng bước vào chu kỳ tăng trưởng mới cả về quy mô và chất lượng đô thị.
-
Bất động sản “dậy sóng” theo tin sáp nhập: Chuyên gia cảnh báo gì?
Quý 1/2025, thị trường bất động sản ghi nhận những biến động bất ngờ, đặc biệt tại các khu vực liên quan đến thông tin sáp nhập đơn vị hành chính. Giá đất nền và nhà ở riêng lẻ tại nhiều địa phương bật tăng mạnh mẽ, kéo theo lượng giao dịch tăng đột biến. Tuy nhiên, bên cạnh sự hưng phấn này, các chuyên gia cảnh báo đây cũng là dấu hiệu của làn sóng đầu cơ tiềm ẩn nhiều rủi ro cho thị trường.






-
Bảng giá đất bị “thổi” cao, nguy cơ thị trường bất động sản vỡ bong bóng
Thị trường bất động sản hiện nay không còn là nơi đáp ứng nhu cầu ở thực, mà trở thành “sân chơi” đầu cơ, nơi giá đất được đẩy lên qua từng lần mua đi bán lại. Nhiều nơi, bảng giá đất được xác lập từ giao dịch đầu cơ, rủi ro vỡ bong bóng là điều khó ...
-
Sở Xây dựng TP.HCM cho ý kiến về 442 khu đất muốn thí điểm dự án nhà ở
Sở Xây dựng TP.HCM vừa cho ý kiến về quy hoạch đối với 442 khu đất dự kiến làm nhà ở thương mại thí điểm theo Nghị quyết 171/2024 của Quốc hội. TP Thủ Đức cũ có nhiều khu đất nhất.
-
Nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng tăng trở lại
Sau quãng trầm lắng kéo dài vì đại dịch, bất động sản nghỉ dưỡng đang dần khởi sắc trở lại, với sự phân hóa rõ nét giữa các địa phương. Trong cuộc đua hút vốn đầu tư và khách du lịch, một số địa phương đã bắt đầu vươn lên rõ nét......