Ảnh minh họa.
Tuyến cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn – Cao Bằng (CT.07) là tuyến duy nhất đi qua địa phương nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu vận tải. Do đó, cử tri Thái Nguyên kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu nâng cấp đoạn cao tốc này để đạt tiêu chuẩn đường 6 làn xe, phù hợp với Quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 1/9/2021.
Cụ thể, đoạn Hà Nội – Thái Nguyên được đề xuất mở rộng theo hướng dải phân cách giữa, với mỗi bên 3 làn xe rộng 3,75m và làn dừng khẩn cấp rộng 3m. Điều này không chỉ đảm bảo an toàn giao thông mà còn hỗ trợ phát triển kinh tế và tăng cường liên kết vùng.
Theo Bộ Giao thông Vận tải, tuyến cao tốc CT.07 có tổng chiều dài 227km, được chia thành các đoạn: Hà Nội – Thái Nguyên dài 66km, quy mô 4 làn xe (quy hoạch 6 làn xe).
Thái Nguyên – Chợ Mới: Dài 40km, quy mô 2 làn xe (quy hoạch 4 làn xe).
Chợ Mới – Bắc Kạn: Đang chuẩn bị khởi công, dài 28km, quy mô 4 làn xe.
Bắc Kạn – Cao Bằng: Đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư do các địa phương triển khai.
Đoạn cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên là tuyến giao thông huyết mạch kết nối Thủ đô với các tỉnh Đông Bắc, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy lưu thông hàng hóa, phát triển kinh tế và liên kết vùng.
Việc nâng cấp đoạn Hà Nội – Thái Nguyên được đánh giá là cần thiết để giải quyết tình trạng ùn tắc, đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng và đảm bảo quốc phòng, an ninh khu vực. Tuy nhiên, Bộ Giao thông Vận tải nhấn mạnh rằng khó khăn về nguồn lực là trở ngại lớn nhất trong việc triển khai dự án. Hiện chưa thể bố trí vốn đầu tư trong giai đoạn 2021 – 2025.
Trước đó, UBND tỉnh Bắc Kạn cũng kiến nghị Chính phủ xem xét, giao Bộ Giao thông Vận tải đầu tư xây dựng cao tốc Bắc Kạn - Cao Bằng dài 90km quy mô 4 làn xe.
Theo UBND tỉnh Bắc Kạn, cao tốc Bắc Kạn - Cao Bằng là công trình quan trọng, đi qua Bắc Kạn, kết nối giữa các cửa khẩu tỉnh Cao Bằng và Hà Nội, phương tiện lưu thông giảm khoảng 50km so với đi theo hướng cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, giảm chi phí di chuyển đến các cửa khẩu vùng Đông Bắc.
Trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, đơn vị tư vấn đề xuất toàn tuyến dài khoảng 90km, chia thành 2 dự án thành phần, điểm đầu tại TP.Bắc Kạn, điểm cuối tại TP.Bằng. Dự án có quy mô 4 làn xe, tốc độ 80 km/h đối với đoạn hiểm trở đèo dốc và 100km/h với những đoạn có địa hình thuận lợi. Đoạn qua tỉnh Bắc Kạn dài 60 km, đoạn qua tỉnh Cao Bằng dài 29,2km.
-
Hạn mức công nhận, giao đất ở trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Quyết định 43/2024/QĐ-UBND do UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành quy định rõ hạn mức công nhận đất ở, giao đất ở trên địa bàn tỉnh.
-
Quy định mới nhất về diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất tại Thái Nguyên
Từ ngày 30/10/2024, các quy định về điều kiện, diện tích tách tối thiểu được phép tách thửa đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẽ thực hiện theo Quyết định 43/2024/QĐ-UBND.
-
Tỉnh được định hướng trở thành thành phố trực thuộc trung ương sắp khởi công khu công nghiệp gần 4.000 tỷ đồng
Dự kiến đầu tháng 1/2025, Công ty Cổ phần Viglacera sẽ khởi công Khu công nghiệp (KCN) Sông Công II, giai đoạn 2, với tổng đầu tư gần 4.000 tỷ đồng.
-
Chủ đầu tư dự án gang thép 8.100 tỷ “đắp chiếu” 17 năm tại Thái Nguyên kinh doanh ra sao sau 11 tháng?
Dự án Tisco 2 do Gang thép Thái Nguyên làm chủ đầu tư có tổng vốn ban đầu 3.843 tỷ đồng, sau đó được điều chỉnh lên hơn 8.100 tỷ đồng.
-
Hạn mức công nhận, giao đất ở trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Quyết định 43/2024/QĐ-UBND do UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành quy định rõ hạn mức công nhận đất ở, giao đất ở trên địa bàn tỉnh.