Theo báo cáo này, nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng thương mại và công nghiệp đang ngày càng mạnh mẽ trên toàn cầu, từ đó thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường bất động sản. Sự gia tăng chi tiêu công cho phát triển cơ sở hạ tầng được dự báo sẽ mang lại cơ hội lớn trong tương lai cho các bên liên quan. Bên cạnh đó, số lượng các mối quan hệ đối tác công – tư ngày càng tăng ở một số nền kinh tế như Ấn Độ, Trung Quốc và châu Phi cũng là một động lực quan trọng khác của thị trường.
Tuy nhiên, hoạt động kinh tế chậm lại ở châu Âu sau Brexit và tốc độ tăng trưởng rất thấp, thậm chí là bão hòa tại khu vực thành thị, của thị trường nhà ở tại các nước phát triển đã kìm hãm phần nào tốc độ tăng trưởng của ngành bất động sản trên toàn cầu.
Động lực và xu hướng
Tăng trưởng của thị trường bất động sản toàn cầu chủ yếu được thúc đẩy bởi quá trình đô thị hóa ở các quốc gia mới nổi, khi người dân từ các thị trấn nhỏ và vùng nông thôn di cư đến các khu đô thị để nâng cao chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, sự gia tăng số lượng các khu công nghiệp và cơ sở sản xuất đã dẫn đến sự phát triển của các thành phố ở những địa điểm lân cận.
Hơn nữa, chính phủ của nhiều quốc gia bao gồm Hoa Kỳ, Trung Quốc, Úc và một số quốc gia châu Âu đã cung cấp các khoản vay thế chấp để mua bất động sản với lãi suất rẻ hơn nhiều trong thời gian dài hạn, cùng với nhiều ưu đãi khác cho người mua nhà lần đầu tiên. Ví dụ: chính phủ Hoa Kỳ, Canada và Ba Lan triển khai các chương trình như Golden Visa (dành cho những người muốn cư trú tại một quốc gia khác bằng cách đầu tư một số tiền đáng kể hoặc bằng cách mua bất động sản) và các chương trình nhà ở giá cả phải chăng để thúc đẩy người mua nhà.
Mặt khác, sự hiện diện của một số lượng lớn các địa điểm du lịch ở các quốc gia như Dubai, Pháp, Malaysia, Hà Lan và Singapore cũng thu hút người mua bất động sản để đầu tư. Tuy nhiên, trong thời gian diễn ra đại dịch COVID-19, thị trường trên toàn cầu đã chứng kiến sự suy giảm mạnh mẽ do hoạt động xây dựng và giao dịch đình trệ.
Thị trường có tầm ảnh hưởng
Theo thống kê gần đây, Bắc Mỹ được xếp hạng nhất về tỷ lệ đô thị hóa, khoảng 82% dân số là thành thị. Quá trình đô thị hóa của các quốc gia này gắn liền với sự phát triển kinh tế và quá trình công nghiệp hóa mạnh mẽ của khu vực. Đối với các nước đang phát triển, tỷ lệ đô thị hóa nằm ở mức 35%.
Khu vực Bắc Mỹ chiếm thị phần lớn trên thị trường bất động sản do giá thuê cao hơn ở các thành phố phát triển và đang phát triển. Người dân nơi đây cũng thích đầu tư vào nhà ở, vì có thể mang lại lợi nhuận tốt hơn trong tương lai.
Tuy nhiên, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương dự kiến sẽ tăng trưởng ổn định do dân số ngày càng tăng ở các nền kinh tế đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia. Các quốc gia này được kỳ vọng sẽ đóng góp vào việc mở rộng thị trường bất động sản toàn cầu nhờ nhu cầu xây dựng các công trình ngày càng tăng và tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ.
Bức tranh tại Việt Nam
Tại Việt Nam, một quốc gia đang phát triển với tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng đầu thế giới, tính đến thời điểm tháng 06/2021, Bộ Xây dựng cho biết đã có 867 hệ thống đô thị trên toàn quốc với tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc đạt 40,4%. Trong đó có 2 đô thị loại đặc biệt (Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh), 22 đô thị loại I, 32 đô thị loại II, 48 đô thị loại III, 89 đô thị loại IV và 674 đô thị loại V.
Số lượng đô thị tại Việt Nam gia tăng nhanh nhưng phân bố không đồng đều. Ngoài ra, chất lượng đô thị giữa các địa phương, vùng miền còn chênh lệch nhau rất lớn. Mức độ đô thị hóa cũng khác nhau nhiều giữa các vùng, ở Đông Nam Bộ là trên 72%, trong khi ở vùng trung du và miền núi phía Bắc là dưới 22%.
Tuy nhiên, về tổng thể, tốc độ đô thị hóa cao tạo đà tăng trưởng mạnh mẽ cho thị trường bất động sản cũng như đóng góp của ngành này vào nền kinh tế.
Tại hội thảo "Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy đầu tư trong lĩnh vực bất động sản" do Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP.HCM (ITPC) phối hợp Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) tổ chức ngày 27/5/2022, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), cho biết hiện bất động sản chiếm 25% GDP của Việt Nam.
Còn TS. Cấn Văn Lực nhận định, thị trường bất động sản liên quan ít nhất đến 40 ngành nghề, như: xây dựng (6% GDP), du lịch, ăn uống, tài chính ngân hàng (7% GDP)… Đây cũng là thị trường thu hút mạnh dòng vốn FDI.
Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, hiện tín dụng cho bất động sản khoảng 2,23 triệu tỷ đồng, trong đó, cho vay nhà ở ước đạt 65% (1,45 triệu tỷ đồng), còn lại là 35% là tín dụng kinh doanh bất động sản.
-
Đầu tư vào khu vực đang phát triển, tại sao không?
CafeLand - Khi mua nhà mới, người mua thường tìm kiếm những ngôi nhà hoặc mảnh đất ở những khu vực có vị trí tốt nhất. Tuy nhiên, chủ nhà có thể bỏ lỡ một số lợi thế khi không cân nhắc đến những khu vực chưa thực sự phát triển.
-
Giao dịch đất nền bật tăng
Trong quý 4/2022, lượng giao dịch đất nền thành công là 149.197 giao dịch, bằng khoảng 130% so với quý trước đó.
-
Khó chồng khó, doanh nghiệp bất động sản phá sản tăng gần 40%
Theo Bộ Xây dựng, năm 2022 số doanh nghiệp bất động sản tuyên bố phá sản, giải thể tăng khoảng 38,7% so với cùng kỳ năm trước.
-
Bất động sản 2022: Một năm lạ lùng
Đầu năm 2022, sốt giá bất động sản diễn ra tại nhiều nơi. Giá đất tăng từ 2 đến 3 lần, nhưng cuối năm thị trường gần như đóng băng, nhiều nhà đầu tư muốn cắt lỗ cũng không thành. Gam màu xám được dự báo sẽ còn phủ lên thị trường bất động sản cho đến ...