Năm 2016, tổng nợ phải trả của doanh nghiệp nhà nước tăng lên 1,63 triệu tỷ đồng; trong 7 tỷ USD đầu tư ra nước ngoài có tới 25,5% dự án báo lỗ, 29% dự án lỗ lũy kế…, những con số đủ để lột tả phần nào "sức khỏe" của khối doanh nghiệp này.
Theo báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp (DN) và cổ phần hóa DN nhà nước (DNNN) giai đoạn 2011-2016 của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, cuối năm 2016, cả nước còn 583 DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, 273 DN có một phần vốn góp của Nhà nước. Tổng tài sản tại DNNN giữ 100% là hơn 3,05 triệu tỷ đồng (tăng 45,8%), trong đó vốn nhà nước gần 1,4 triệu tỷ đồng.
Nợ tăng nhanh hơn lợi nhuận
Theo ghi nhận, tổng tài sản và vốn chủ sở hữu các DN 100% vốn nhà nước tăng lần lượt 45,8% và 92,2% nhưng doanh thu, lợi nhuận trước thuế và tiền nộp ngân sách lại tăng chậm, 18% trong 6 năm. Cùng với đó, tổng nợ phải trả cao, từ gần 1,3 triệu tỷ đồng năm 2011 lên xấp xỉ 1,63 triệu tỷ đồng vào cuối năm 2016.
Đồng thời, hiệu suất sinh lời trên vốn kinh doanh của các DNNN chỉ đạt 2,1% năm 2015, thấp hơn nhiều so với DN có vốn đầu tư nước ngoài (5,5%). Một số DN hoạt động yếu kém, làm ăn thua lỗ, tỷ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản cao như Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).
Năm 2016 có 18 tập đoàn, tổng công ty đầu tư vào 110 dự án ở nước ngoài, với tổng vốn đăng ký 12,6 tỷ USD, giải ngân 7 tỷ USD, chủ yếu trong lĩnh vực viễn thông, thăm dò khai thác dầu khí, khai thác khoáng sản, trồng cây cao su…
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Vũ Hồng Thanh đánh giá, lượng vốn đổ vào các dự án đầu tư ở nước ngoài lớn song dàn trải, hiệu quả chưa cao. Trong 7 tỷ USD các tập đoàn đã giải ngân, có tới 25,5% dự án báo lỗ, 29% dự án lỗ lũy kế.
"Nhiều dự án đang tiềm ẩn rủi ro về pháp lý tại nước sở tại như bị rút ngắn thời gian triển khai dự án, tranh chấp đất đai và rủi ro thị trường do giá đầu ra giảm mạnh… đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả dự án. Có dự án bị ngừng cấp bảo lãnh Chính phủ, buộc phải dừng đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hiệu quả đầu tư", ông Thanh cho biết.
Đại biểu Hoàng Quang Hàm, Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách, chia sẻ: trong đợt tiếp xúc cử tri tại huyện Tam Nông (Phú Thọ) vừa qua, cử tri rất bức xúc trước việc 50ha bờ xôi ruộng mật đã phải di dời làm nhà máy Ethanol Phú Thọ. Dự án này chi hàng nghìn tỷ đồng nhưng đã dừng triển khai 5, 6 năm nay, nhà xưởng thiết bị máy móc "đắp chiếu".
Ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Công Thương, thừa nhận bản thân đội ngũ quản trị DNNN né tránh trách nhiệm, đẩy trách nhiệm lên cơ quan quản lý nhà nước. Đó chính là "vừa đá bóng, vừa thổi còi".
Nhiều chủ trương lớn được nghiên cứu xây dựng ở DNNN rồi thẩm định bởi cơ quan quản lý nhà nước nên hoạt động đầu tư sản xuất, kinh doanh không đảm bảo hiệu quả, những dự án quy mô đầu tư lớn nhưng chất lượng không cao dẫn đến bị mất vốn, sai phạm.
DNNN bỏ ra 10 đồng vốn nhưng chỉ thu được một đồng tăng trưởng
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nhìn nhận đây là thực trạng đáng buồn. Đáng lẽ phải đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, song DNNN bỏ ra 10 đồng vốn nhưng chỉ thu được một đồng tăng trưởng. Mức sinh lời không chỉ thấp mà còn giảm liên tục. Ngân sách nhà nước nhiều năm thất thu với thành phần kinh tế nhà nước.
"Xu hướng sụt giảm hiệu quả sử dụng vốn tại các DNNN lại diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế đang trên đà phục hồi, chất lượng tăng chưa cải thiện cho thấy những yếu kém của khu vực DNNN chủ yếu là vấn đề nội tại của khu vực, chứ không phải do những tác động từ môi trường bên ngoài", ông Lộc nói.
Nguyên nhân, theo ông Lộc, là do hệ thống pháp luật còn chồng chéo, chưa rõ ràng. Năng lực quản trị của đại diện quản lý sở hữu, điều hành DN chưa cao, hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả, việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi xảy ra vi phạm chưa nghiêm…
Tuy nhiên, ông Lộc cho rằng nguyên nhân sâu xa là tỷ trọng sở hữu nhà nước tại các DN vẫn được duy trì ở mức cao, áp đảo.
Cần chế tài xử lý nghiêm
Đại biểu Quốc hội Leo Thị Lịch (đoàn Bắc Giang), cho rằng lâu nay DNNN thường chỉ bảo toàn vốn tài sản, giá trị trên sổ sách; còn trên thực tế sau thời gian hàng chục năm, vốn thực tế giảm nhiều lần, có đơn vị gần như mất hết.
"Cần phải tạo ra chính sách quản lý, chẳng hạn vốn lúc này là một chiếc ô tô, 10 năm sau số vốn đó phải đủ mua một chiếc ô tô có giá trị tương tương", đại biểu Lịch nhấn mạnh.
Theo đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết (đoàn An Giang), đầu tư thua lỗ là vì một số DNNN tìm mọi cách để được phê duyệt dự án dù biết sẽ không mang lại hiệu quả và đem tới nhiều hệ lụy xấu.
Đại biểu này đề nghị Chính phủ cần sớm có cơ chế quản lý giám sát thực hiện giao trách nhiệm rõ ràng và phù hợp, sớm có bộ máy giám sát sử dụng vốn một cách chuyên nghiệp, độc lập thay vì các Bộ và UBND tỉnh kiêm nhiệm như hiện nay.
Đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội), cho rằng DNNN kinh doanh lỗ ai cũng đã biết, được nói tới nhiều. Lâu nay có bộ máy thanh, kiểm tra nhưng bộ máy này lại không phát hiện ra.
Thua lỗ là do trình độ quản lý DN yếu kém. Thậm chí, đôi khi người quản lý chỉ nhằm thu lợi cá nhân để chia chác lợi nhuận sau quyết định đầu tư đó. Đây là những thủ đoạn hợp thức hóa rút tiền từ DNNN.
Đại biểu Cường cho rằng thực tế, DN thua lỗ nhưng chưa có ai mất chức, đi tù, không ai phải chịu trách nhiệm. DN không phải báo cáo lúc nào lỗ, lúc nào lãi. Khi cần báo cáo tăng lương thì báo cáo lãi, khi báo cáo tài chính nộp thuế thì sẽ báo cáo lỗ, "thần thông biến hóa giữa lỗ và lãi".
"DN lỗ, người quản lý DN vẫn được hưởng lương cao. Khi DN lãi thì tăng lương nhưng khi lỗ cũng không bị giảm lương. Vì thế, nhiều người không muốn cổ phần hóa", đại biểu Cường nhận xét.
Ngoài ra, theo các đại biểu Quốc hội, hiệu quả sử dụng vốn DNNN trong những năm qua chưa xứng tầm so với thành phần kinh tế khác là do chậm ban hành chính sách, thể chế hóa chủ trương của Đảng.
Một thời gian điều hành bằng văn bản dưới luật trong khi thiếu văn bản luật có giá trị pháp lý cao hơn, dẫn tới tình trạng lãi giả, lỗ thật không phải ít. DNNN không chịu đổi mới công nghệ, nợ nần chồng chất
Trước thực trạng này, Đoàn Giám sát của Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục chấn chỉnh hoạt động của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước theo Nghị quyết của Đảng và Quốc hội. Từ đó, chỉ đạo, xử lý nghiêm trường hợp xác định giá trị DN không đúng quy định của pháp luật để trục lợi, gây thất thoát tài sản, vốn nhà nước.
Chính phủ cũng cần xây dựng chế tài xử lý đối với các trường hợp không hoặc chậm thực hiện kết luận của các cơ quan thanh tra, kiểm toán, báo cáo Quốc hội về trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương trong việc để xảy ra tồn tại, hạn chế và các vi phạm về quản lý sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại DN và cổ phần hóa DNNN, đồng thời làm rõ kết quả xử lý trách nhiệm của tập thể, cá nhân, người đứng đầu.
Gs.Ts. Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội DN đầu tư nước ngoài Thất bại từ dự án đầu tư của ngành dầu khí là một bài học cần rút kinh nghiệm cho các DN khi đầu tư ra nước ngoài. Nếu có tiền mà không lựa chọn đúng, tính toán đúng thì sẽ mất rất nhiều tiền. Con số đầu tư nhiều hay ít không quan trọng bằng hiệu quả thu lời. Ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chính phủ cần thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa DNNN một cách quyết liệt như đã và đang thúc đẩy tiến trình cải cách hành chính, cắt bỏ giấy phép con và điều kiện kinh doanh thời gian qua. Nếu được như vậy, động lực phát triển tại các DNNN sẽ được khơi dậy và tạo tiền đề cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Ông Nguyễn Minh Sơn - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Chính phủ cần rà soát, tổng kết đánh giá thực chất, xử lý, cơ cấu dự án đầu tư ra nước ngoài kém hiệu quả theo hướng bán, chuyển nhượng, xử lý kịp thời vướng mắc của các DN. Kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong những lần ngoại giao ở nước ngoài cần nắm tình hình hoạt động của các dự án này. |
Lê Thúy (TBKD)
VIP
Bán nhà riêng quận 9 thành phố Thủ Đức
3 tỷ 950 triệu- 80m2
Quận 9, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0936287***
VIP
Suất mua trực tiếp CĐT - CK 8% - Tặng Early Bird đến 750tr - HTLS 24 tháng
145 triệu- 0m2
Quận 2, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0962930***
VIP
BÁN GẤP CĂN NHÀ MT SIÊU ĐẸP P12 TÂN BÌNH HCM, GIÁ RẺ 59 TỶ 0903957804-0902499349
59 tỷ - 198m2
Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0902564***
VIP
Căn Hộ Dịch Vụ 1 Phòng Khách 2 Phòng Ngủ VNAHOMES APARTMENT Tiêu Chuẩn Khách Sạn
25,5 triệu - 75m2
Tây Hồ, Hà Nội
Hôm nay
0843883***
VIP
MẶT TIỀN KINH DOANH SẦM UẤT TRƯỜNG CHINH- CHỢ LẠC QUANG - QUẬN 12- DT 47M- 4TẦNG
10 tỷ 500 triệu- 47m2
Quận 12, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0931481***
VIP
NHÀ MẶT TIỀN KHU BIỆT THỰ VEN SÔNG HIỆP BÌNH CHÁNH TĐ - 4 TẦNG NGANG 7M - SHR
19 tỷ - 123m2
Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0905832***
VIP
Bán Khách sạn mini siêu chất tại Sun Urban City Hà Nam 1xtỷ 112m2 MT 8m sẵn sổ
10 tỷ 500 triệu- 112m2
Phủ Lý, Hà Nam
Hôm nay
0943274***
VIP
The Ocean Villas - Biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp 5 sao mặt biển Đà Nẵng giá 31 tỷ
31 tỷ - 616m2
Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng
Hôm nay
0943133***
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.