Hình minh họa.
Theo quyết định điều chỉnh cục bộ quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất giai đoạn 2021-2030, 3,54 ha diện tích đất quốc phòng trực tiếp quản lý được bổ sung để di dời hệ thống ụ bê tông xi măng tại khu vực phía đông bắc của Cảng.
Tổng diện tích đất theo quy hoạch điều chỉnh là 787,46 ha (không bao gồm diện tích đất quốc phòng trực tiếp quản lý), trong đó, diện tích đất Cảng hàng không Tân Sơn Nhất hiện hữu là 545,10 ha; diện tích đất quốc phòng đã tạm bàn giao làm sân đỗ là 19,79 ha; diện tích đất quốc phòng liên danh với hàng không dân dụng là 15,26 ha; diện tích đất quy hoạch bổ sung phía Nam là 25,66 ha; diện tích đất quy hoạch bổ sung phía Bắc là 171,65 ha.
Quyết định này không thay đổi các nội dung khác của quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất theo các quyết định trước đó của Bộ trưởng Bộ GTVT.
Tháng 4/2020, dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất được Chính phủ phê duyệt đầu tư theo công trình khẩn cấp. Hiện tai các hạng của Dự án đã hoàn thành và đưa vào khai thác từ ngày 30/4/2022.
Tuy nhiên đến nay, đường lăn lăn W11A vẫn chưa thể hoạt động hiệu quả do vướng mắc liên quan đến 12 ụ bê tông xi măng do Bộ Quốc phòng quản lý (trực tiếp là Quân chủng Phòng không - Không quân). Cụ thể, các ụ bên tông xi măng này nằm trong vị trí xây dựng mương thoát nước và dải lăn của đường lăn W11A xây dựng mới.
Việc này sẽ trì hoãn kế hoạch đưa vào khai thác máy bay code E, F như mục tiêu đầu tư Dự án. Việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch Sân bay Tân Sơn Nhất là cơ sở để Bộ Quốc phòng sớm di dời các ụ xi măng về vị trí mới, bàn giao đất cho các đơn vị dân sự quản lý, khai thác.
Về phương án khắc phục, đơn vị tư vấn thiết kế của Quân chủng Phòng không – Không quân (Bộ Quốc phòng) lập báo cáo khả thi dự án phá bỏ 12 ụ bê tông tại sân bay Tân Sơn Nhất, thay thế bằng 7 ụ bê tông mới cách chỗ cũ khoảng 800m, kinh phí gần 95 tỷ đồng.
Theo dự kiến, 7 ụ bê tông mới sẽ được xây ở khu đất trống phía đông bắc sân bay, gồm 3 ụ nhỏ (mỗi ụ rộng 22m, dài 30m) và 4 ụ lớn (mỗi ụ rộng, dài đều hơn 60m), tất cả cao khoảng 4m, chứa được 11 máy bay quân sự. Giữa các ụ được thiết kế chống nổ lan, đảm bảo cho máy bay đậu an toàn.
Theo đơn vị tư vấn, phạm vi xây dựng các ụ bê tông mới không ảnh hưởng máy bay cất hạ cánh cũng như hoạt động khai thác tại Tân Sơn Nhất. Tuy nhiên, quá trình thi công các bên phải đảm bảo nghiêm ngặt về các điều kiện an ninh; kiểm soát chặt người ra vào.
-
Sắp khởi công nhà ga gần 11.000 tỷ đồng tại sân bay Tân Sơn Nhất
Dự án ga T3 với vốn gần 11.000 tỷ đồng từ nguồn vốn của Tổng công ty hàng không (ACV) với mục tiêu nâng công suất khai thác sân bay Tân Sơn Nhất lên 50 triệu khách mỗi năm.
-
Bộ GTVT nói gì về tình trạng sân bay “tắc” từ trong ra ngoài
Bộ Giao thông Vận tải cho biết đang triển khai nhiều dự án nâng cấp, mở rộng các sân bay lớn hiện hữu, thúc đẩy tiến độ xây dựng sân bay quốc tế Long Thành, đồng thời nghiên cứu lập quy hoạch nhiều nha ga, sân bay mới để đáp ứng nhu cầu vận tải ngày ...
-
“Chốt” thời gian khởi công hai nhà ga sân bay hơn 45.000 tỉ đồng
Nhà ga sân bay Long Thành và nhà ga T3 Tân Sơn Nhất với tổng vốn hơn 45.000 tỉ đồng sẽ được khởi công vào ngày 31/8, theo VNExpress.
-
TP.HCM cần ứng 29,5 tỉ đồng để nhận đất làm ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất
Bộ Quốc phòng đề nghị UBND TP.HCM tạm ứng 29,5 tỉ đồng cho Quân chủng Phòng không – Không quân để phục vụ công tác bàn giao mặt bằng triển khai dự án xây dựng nhà ga T3 – sân bay Tân Sơn Nhất.