Mới đây, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có báo cáo gửi Bộ Công Thương đề xuất về cơ chế giá điện hai thành phần.
Giá điện hai thành phần được hiểu là cơ cấu giá phải trả cho công suất đăng ký sử dụng và phần trả cho điện năng tiêu dùng. Đây là điểm khác biệt so với cơ chế giá hiện nay là giá bán theo một thành phần điện năng tiêu dùng, tức là tính theo lượng điện năng thực tế sử dụng.
Vì vậy, trên cơ sở triển khai thi hành Luật Điện lực và quyết định 28 của Thủ tướng về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện, yêu cầu triển khai việc nghiên cứu giá điện hai thành phần, EVN đã phối hợp với đơn vị tư vấn xây dựng đề án “Nghiên cứu, xây dựng lộ trình áp dụng giá điện hai thành phần (giá công suất, giá điện năng) cho các nhóm khách hàng sản xuất và kinh doanh”.
Đề án đặt ra mục tiêu nghiên cứu, tính toán, xây dựng và đề xuất hệ thống cơ cấu biểu giá bán lẻ điện hai thành phần cho các đối tượng khách hàng dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu hiện có và các dự báo đã triển khai của hệ thống điện Việt Nam, bao gồm dữ liệu sản xuất và tiêu dùng.
Hệ thống giá hai thành phần nhằm tính đúng, tính đủ các chi phí người tiêu dùng gây ra cho hệ thống điện để sử dụng điện hiệu quả hơn. Từ đó, nghiên cứu và đề xuất lộ trình áp dụng các biểu giá điện hai thành phần cho các nhóm khách hàng.
EVN đề xuất giá điện hai thành phần
Trên cơ sở tính toán của đơn vị tư vấn, EVN đề xuất phương án cơ sở - là hệ thống giá thuần túy phản ánh chi phí cung cấp điện và có xét tới đặc điểm tiêu dùng điện của các nhóm khách hàng.
Sẽ phân loại theo nhóm khách hàng gồm khách hàng ngoài sinh hoạt; khách hàng sinh hoạt có sản lượng tới 2.000kWh/tháng; khách hàng có sản lượng trên 2.000kWh/tháng; phân loại theo cấp điện áp gồm 4 cấp là siêu cao áp, cao áp, trung áp và hạ áp.
Với nhóm khách hàng ngoài sinh hoạt, EVN đề xuất chung một biểu giá điện hai thành phần theo dạng giá công suất (đồng/kW) và giá điện năng cao thấp điểm (đồng/kWh). Đây là ba nhóm gồm sản xuất, kinh doanh và hành chính sự nghiệp trong hệ thống giá hiện hành.
Khách hàng sinh hoạt có quy mô và sản lượng tiêu dùng lớn 2.000kWh/tháng, giống như khách hàng ngoài sinh hoạt nhưng tiêu dùng ở cấp điện áp hạ áp. Thống kê cho thấy nhóm này lên tới 56.000 khách hàng, việc trang bị hệ thống đo đếm hai thành phần là chưa thể thực hiện ở giai đoạn trước mắt.
Vì vậy, giai đoạn đầu chưa đề xuất áp dụng mà có thể xem xét phương án giá hai thành phần theo cách thức áp dụng với hộ có sản lượng dưới 2.000kWh/tháng, tức là thu giá cố định theo gói và giá điện năng không đổi.
Với nhóm khách hàng có sản lượng tiêu dùng thấp (dưới 2.000kWh/tháng), biểu giá sinh hoạt hai thành phần sẽ bao gồm giá cố định theo quy mô tiêu dùng và giá điện năng đồng giá (mức 1.598 đồng/kWh).
Do nhóm này có lượng khách hàng đông, nhóm khách hàng tiêu dùng dưới 50kWh/tháng vẫn đang được hưởng sự hỗ trợ từ Chính phủ. Vì vậy quy mô tiêu dùng để tính giá cố định đang được xây dựng theo dạng bậc thang hiện hành.
Giá điện hai thành phần nôm na giống với giá cước điện thoại cố định, tức là một số tiền cố định gọi là tiền thuê bao hàng tháng, dù không nghe gọi gì, gọi là giá công suất. Phần thứ hai là tính trên lượng điện năng tiêu thụ, gọi là giá điện năng. |
-
Thủ tướng yêu cầu giá điện phải phù hợp với mức chi trả của người dân
Giai đoạn 2026-2030, Thủ tướng yêu cầu các đơn vị liên quan xây dựng các kịch bản về nguồn điện, truyền tải điện, phân phối điện, sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả. Trong đó, giá điện phải phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và mức chi trả của người dân.
-
Doanh nghiệp vật liệu xây dựng xoay xở ra sao khi giá điện tăng?
Trước áp lực việc giá điện tăng 4,8%, các doanh nghiệp sản xuất sắt thép và xi măng cũng không thể ngồi yên.
-
3 kịch bản cung ứng điện cho năm 2025
Năm 2025, kinh tế đất nước được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh, nên việc cung cấp điện cần bảo đảm tăng trưởng từ 11% trở lên theo 3 kịch bản được Bộ Công Thương thống nhất.
-
Tiến độ triển khai các dự án điện trọng điểm quốc gia hiện đang ra sao?
Theo EVN, hiện các dự án lưới điện đồng bộ nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4 đã hoàn thành ký kết hợp đồng các gói thầu, còn các gói thầu chậm triển khai chủ yếu do chưa xác định được thời điểm giao mặt bằng....
-
Thủ tướng đề nghị Trung Quốc triển khai hợp tác trong lĩnh vực mua bán điện
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường, đề nghị triển khai hợp tác trong lĩnh vực mua bán điện, cũng như tăng kết nối và hợp tác kinh tế.