Từ ngày 11/10, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tăng giá bán lẻ điện bình quân 4,8% so với giá hiện hành, lên hơn 2.103 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng).
Đối với ngành sử dụng nhiều điện như xi măng, việc tăng giá điện này được đánh giá sẽ có tác động lớn đến tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh ngành này vẫn đang trong giai đoạn khó khăn nhất từ trước đến nay.
Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA) cho biết, điện chiếm khoảng 17-25% chi phí sản xuất xi măng, tùy vào từng nhà máy. Do đó, việc tăng giá điện ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp ngành này khi hoạt động kinh doanh vẫn còn khó khăn.
Điện chiếm tới 25% chi phí sản xuất xi măng
Trong 9 tháng đầu năm 2024, lượng tiêu thụ xi măng xấp xỉ với năm ngoái và tiếp tục duy trì ở mức thấp lịch sử của ngành này.
Với xu hướng kinh tế thị trường hiện nay, dù không muốn nhưng các doanh nghiệp trong ngành cũng phải chấp nhận việc tăng giá điện. Tăng giá điện là điều khó tránh khỏi và các doanh nghiệp xi măng phải tìm cách thích ứng với điều này.
Tuy nhiên, VNCA mong muốn nguồn điện cung cấp cho các nhà máy xi măng được ổn định.
“Chúng tôi là hộ tiêu thụ điện lớn và cần chất lượng nguồn điện cao. Các thiết bị lò quay hoạt động 24/24, một năm chỉ nghỉ 10-20 ngày để bảo dưỡng. Do đó, những lò này cần phải được đảm bảo đủ điện trong giờ cao điểm, không được sụt áp”, đại diện VNCA cho biết.
VNCA cho biết, tăng giá điện buộc đơn vị sản xuất xi măng phải tính toán lại vấn đề sản xuất, thực hiện đẩy mạnh hơn tiết giảm chi phí, sử dụng điện hiệu quả hơn.
Đồng thời, để thích ứng với việc tăng chi phí sản xuất, trong đó có giá điện, bản thân ngành xi măng đã đặt ra nhiều giải pháp như tự cung cấp một phần điện năng và sử dụng một số nhiên liệu thay thế.
Nhiều doanh nghiệp thu hồi và sử dụng nhiệt dư, khí dư từ quá trình sản xuất xi măng để phát điện, giúp tự chủ được 25-30% điện. Tỷ lệ các nhà máy áp dụng công nghệ này là 60%, dự kiến sẽ nâng lên 80% vào năm 2025.
Công nghệ này đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước, tỷ lệ các nhà máy xi măng áp dụng biện pháp thu hồi và sử dụng nhiệt dư, khí dư để phát điện lên tới 100%. Ngoài ra, một số doanh nghiệp sử dụng điện mặt trời áp mái nhằm phục vụ nhu cầu điện của khối văn phòng trong khu nhà máy.
Trong khi đó, CTCP Xi măng Vicem Hoàng Mai cho biết, mặc dù đã tự chủ khoảng 30% lượng điện sản xuất, nhưng lượng tiêu thụ điện mua ngoài của doanh nghiệp vẫn còn rất lớn. Vì vậy, doanh nghiệp sẽ cần phải tính toán để cơ cấu lại sản xuất, tối ưu hơn để tiết giảm chi phí.
Một số khác áp dụng công nghệ đồng xử lý chất thải trong lò nung làm nhiên liệu thay thế trong nhà máy xi măng... Bên cạnh đó, nhiều nhà máy cũng cũng thông qua việc giảm các chi phí trong hoạt động kinh doanh để gia tăng thêm nguồn lực tạo thêm lợi thế cho thị trường.
-
Chi tiết giá bán lẻ điện sinh hoạt mới nhất
Giá bán lẻ điện bình quân được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) điều chỉnh tăng từ ngày 11/10/2024 với 2.103,11 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng).
-
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có quyết định quan trọng về nguồn vật liệu thi công cho các dự án trên địa bàn
Nhằm đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng, san lấp trên địa bàn, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản 2 khu vực mỏ trong năm 2025 với tổng trữ lượng hơn 7,3 triệu m3....
-
Kết luận của Phó Thủ tướng về vướng mắc, bất cập trong công tác quản lý, cấp phép hoạt động khoáng sản than
Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương khẩn trương nghiên cứu phương án đưa toàn bộ nội dung phân ngành than trong Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sang Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng cá...
-
Thị trường kim loại diễn biến ra sao trong kỳ nghỉ lễ Giáng sinh?
Theo MXV, giá quặng sắt giảm 0,2% xuống 101,09 USD/tấn bất chấp việc Trung Quốc phát tín hiệu kích thích tài khóa thông qua kế hoạch phát hành 3.000 tỷ nhân dân tệ trái phiếu kho bạc đặc biệt vào năm tới....