Trên cơ sở đó, Bộ Công Thương đã ban hành giá bán lẻ điện cho các nhóm khách hàng sử dụng điện và giá điện cho các đơn vị bán lẻ điện.
Mức giá này được thực hiện trên cơ sở quyết định 28 của Thủ tướng về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện; khung giá của mức giá bán lẻ điện và các quy định liên quan đến giá điện.
Theo đó, giá bán lẻ điện sinh hoạt cho các hộ sử dụng điện được chia làm 6 bậc theo cơ cấu biểu giá bán lẻ điện. Với bậc 1 từ 0 - 50kWh sẽ có giá 1.893 đồng/kWh; bậc 2 từ 51 - 100kWh có giá 1.956 đồng/kWh; bậc 3 từ 101-200kWh có giá 2.271 đồng/kWh.
Bậc 4 từ 201-300kWh có giá là 2.860 đồng/kWh; bậc 5 từ 301-400kWh có giá 3.197 đồng/kWh; bậc 6 áp dụng từ 401kWh trở lên có giá cao nhất là 3.302 đồng/kWh.
Như vậy, so với cơ cấu biểu giá cũ, bậc 1 sẽ tăng thêm 87 đồng; bậc 2 tăng thêm 90 đồng; bậc 3 tăng thêm 104 đồng; bậc 4 tăng thêm 131 đồng; bậc 5 tăng thêm 147 đồng; bậc 6 tăng thêm 151 đồng.
Đánh giá về mức tăng giá điện đến chi phí sử dụng điện của khách hàng sinh hoạt, EVN cho biết với hộ sử dụng điện từ 200kWh trở xuống, chi phí tăng thêm không nhiều. Tuy nhiên, với hộ sinh hoạt sử dụng điện từ 201kWh trở lên, chi phí sử dụng điện tăng cao hơn.
Theo EVN, với mức tăng 4,8%, hiện cả nước có trên 17,4 triệu hộ khách hàng sử dụng dưới 200kWh/ tháng, sẽ làm chi phí mỗi hộ tăng thêm 13.800 đồng/tháng.
Các hộ sử dụng từ 200-300kWh/tháng sẽ làm tăng thêm chi phí điện từ 32.000 đồng/tháng; các hộ sử dụng từ 300-400kWh/tháng sẽ làm các hộ tăng thêm chi phí tiền điện khoảng 47.000 đồng/tháng; các hộ sử dụng từ 400kWh/tháng trở lên sẽ làm mức tăng chi trả khoảng 62.000 đồng/tháng.
Hiện cả nước có 547.000 khách hàng kinh doanh, dịch vụ, như vậy với mức tăng 4,8%, mỗi hộ bình quân tăng 247.000 đồng/tháng; 1,921 triệu hộ sản xuất tiền điện sẽ tăng thêm bình quân mỗi hộ khoảng 499.000 đồng/tháng; khoảng 691.000 khách xí nghiệp thì các khách hàng sẽ chi trả tăng thêm khoảng 91.000 đồng/tháng.
EVN cho biết, về cơ bản, việc điều chỉnh giá điện lần này sẽ bảo đảm các hộ nghèo, các gia đình chính sách bị ảnh hưởng ở mức không đáng kể. Theo số liệu thống kê, năm 2023 cả nước có 815.000 hộ nghèo chung và các hộ chính sách xã hội được hỗ trợ tiền điện theo chủ trương của Chính phủ.
Trong đó, hộ nghèo được hỗ trợ với mức hỗ trợ hàng tháng tương đương số lượng điện sử dụng 30kWh/hộ/tháng. Hộ chính sách xã hội có lượng điện sử dụng không quá 50 kWh/tháng được hỗ trợ với mức hỗ trợ hàng tháng tương đương số lượng điện sử dụng 30kWh/hộ/tháng.
Trước đó, năm 2023, giá điện bán lẻ đã được điều chỉnh tăng 2 lần (3% vào tháng 5/2023 và mức 4,5% vào tháng 11/2023).
-
Tập đoàn Điện lực Việt Nam lỗ hơn 21.800 tỷ đồng trong năm 2023
Bộ Công Thương vừa công bố kết quả kiểm tra chi phí giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2023 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) với khoản lỗ lên tới gần 22.000 tỷ đồng.
-
Tiến độ triển khai các dự án điện trọng điểm quốc gia hiện đang ra sao?
Theo EVN, hiện các dự án lưới điện đồng bộ nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4 đã hoàn thành ký kết hợp đồng các gói thầu, còn các gói thầu chậm triển khai chủ yếu do chưa xác định được thời điểm giao mặt bằng....
-
Thủ tướng đề nghị Trung Quốc triển khai hợp tác trong lĩnh vực mua bán điện
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường, đề nghị triển khai hợp tác trong lĩnh vực mua bán điện, cũng như tăng kết nối và hợp tác kinh tế.
-
Lộ trình áp dụng giá điện tính như cước điện thoại sẽ ra sao?
Cơ chế giá điện 2 thành phần sẽ được triển khai thực hiện thí điểm cho nhóm đối tượng sản xuất trong năm 2024 và mở rộng thí điểm vào năm 2025 khi có đầy đủ cơ sở pháp lý cũng như điều kiện để thực hiện....