Cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây sẽ được mở rộng lên 6 - 8 làn xe
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã giao Ban Quản lý dự án 7 lập báo cáo nghiên cứu khả thi cho việc mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Đây là một phần trong nỗ lực giải quyết tình trạng quá tải hiện tại và đáp ứng nhu cầu giao thông khi Sân bay Quốc tế Long Thành dự kiến đi vào hoạt động năm 2026.
Theo đề xuất, đoạn từ nút giao Vành đai 2 đến nút giao với đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu sẽ được mở rộng. Cụ thể, đoạn từ Vành đai 2 đến Vành đai 3 sẽ mở rộng lên 8 làn xe, và từ Vành đai 3 đến nút giao với cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu sẽ mở rộng lên 10 làn xe. Cầu Long Thành cũng sẽ được xây thêm một đơn nguyên mới với quy mô tương tự cầu hiện tại.
Tổng mức đầu tư dự kiến cho dự án này là khoảng 14.955 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu chiếm 37% và vốn vay thương mại chiếm 63%. Việc mở rộng này nhằm đảm bảo kết nối hạ tầng giao thông đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.
Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây có tổng chiều dài 55km. Dự án được đưa vào khai thác từ giữa năm 2016 với quy mô 4 làn xe. Qua gần 10 năm đưa vào khai thác, tuyến cao tốc này đã trở nên quá tải.
Việc mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây có ý nghĩa quan trọng trên nhiều khía cạnh, đặc biệt trong bối cảnh hạ tầng giao thông đang quá tải và Sân bay Quốc tế Long Thành sắp đi vào hoạt động.
Hiện nay tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành hiện tại chỉ có 4 làn xe, nhưng lưu lượng phương tiện đã vượt gấp 2-3 lần công suất thiết kế. Nếu mở rộng lên 8-10 làn xe sẽ giúp giảm ùn tắc nghiêm trọng, đặc biệt vào giờ cao điểm và các dịp lễ, Tết.
Đặc biệt, sân bay Quốc tế Long Thành dự kiến hoạt động vào năm 2026, với công suất 100 triệu hành khách/năm trong giai đoạn hoàn chỉnh. Do đó tuyến cao tốc được sớm mở rộng sẽ giúp hành khách di chuyển thuận lợi hơn từ TP.HCM đến sân bay, đảm bảo hạ tầng đồng bộ.
Ngoài ra, cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây đóng vai trò quan trong tăng khả năng kết nối giữa TP.HCM với Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận và các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên.
Giúp giảm chi phí vận tải hàng hóa, đặc biệt với các cảng biển lớn như Cái Mép - Thị Vải, tạo lợi thế cạnh tranh cho ngành logistics.
Cao tốc TP.HCM – Long Thành mở rộng sẽ tạo nên mạng lưới hạ tầng kết nối cả khu vực với hàng loạt dự án lớn như Vành đai 3, 4, cao tốc Biên Hòa Vũng – Tàu. Đây cũng là những hạ tầng góp phần tạo cú hích mạnh mẽ cho bất động sản dọc tuyến. Thúc đẩy sự phát triển của các đô thị vệ tinh tại Đồng Nai, giúp giãn dân cho TP.HCM.
-
Hé lộ thời điểm khởi công mở rộng đường dẫn vào cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây
Sở Giao thông Vận tải TP.HCM vừa có báo cáo gửi UBND TP.HCM về kế hoạch đầu tư Dự án mở rộng đường dẫn vào cao tốc TP.HCM - Long Thành- Dầu Giây (đoạn từ nút giao thông An Phú đến đường Vành đai 2) từ 4 làn xe lên 8 làn xe.








-
Novaland khẳng định “đủ sức” trả nợ và duy trì hoạt động trong ít nhất 12 tháng tiếp theo
Về ý kiến nhấn mạnh của kiểm toán viên Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ Tin học Moore AISC liên quan đến “Giả định hoạt động liên tục”, Novaland khẳng định đây là quan điểm thận trọng của đơn vị kiểm toán, được đưa ra từ năm 2022 đến nay. Trên thực ...
-
DIC Corp "đặt cược lớn" năm 2025: Tham vọng lợi nhuận cao nhất ba năm dù năm trước chỉ đạt 16% kế hoạch
Bất chấp kết quả kinh doanh ảm đạm năm 2024, chỉ hoàn thành 16% kế hoạch lợi nhuận, DIC Corp (HOSE: DIG) tiếp tục đặt mục tiêu tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2025 với chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận đều tăng gấp nhiều lần. Nếu đạt kế hoạch đề ra, đây sẽ...
-
KN Cam Ranh của ông chủ Golf Long Thành: Lợi nhuận tăng, xóa lỗ lũy kế
Trong năm 2024 KN Cam Ranh đạt lợi nhuận sau thuế hơn 189 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2023 và chính thức không còn lỗ lũy kế.