Đây là những mục tiêu được đưa ra trong Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2050 vừa được Thủ tướng ban hành.
Theo đó, mục tiêu đến năm 2050, Việt Nam trở thành quốc gia thuộc nhóm đi đầu trên thế giới về công nghiệp bán dẫn, điện tử; làm chủ nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực bán dẫn, điện tử.
Ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam được định hướng phát triển theo lộ trình 3 giai đoạn với các mục tiêu cụ thể.
Trong giai đoạn 1 từ nay đến năm 2030, mục tiêu là tập trung thu hút đầu tư FDI có chọn lọc, hình thành ít nhất 100 doanh nghiệp thiết kế, 1 nhà máy chế tạo chip bán dẫn quy mô nhỏ và 10 nhà máy đóng gói, kiểm thử sản phẩm bán dẫn; phát triển một số sản phẩm bán dẫn chuyên dụng trong một số ngành lĩnh vực.
Quy mô doanh thu công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam đạt trên 25 tỷ USD/năm, giá trị gia tăng đạt 10-15%. Quy mô doanh thu công nghiệp điện tử tại Việt Nam đạt trên 225 tỷ USD/năm, giá trị gia tăng tại Việt Nam đạt 10-15%.
Quy mô nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam đạt trên 50.000 kỹ sư, cử nhân có cơ cấu, số lượng phù hợp, đáp ứng nhu cầu phát triển.
Giai đoạn 2 từ 2030 đến 2040, mục tiêu phát triển công nghiệp bán dẫn kết hợp giữa tự cường và FDI, hình thành ít nhất 200 doanh nghiệp thiết kế, 2 nhà máy chế tạo chip bán dẫn, 15 nhà máy đóng gói, kiểm thử sản phẩm bán dẫn, từng bước tự chủ về công nghệ thiết kế, sản xuất sản phẩm bán dẫn chuyên dụng.
Quy mô doanh thu công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam đạt trên 50 tỷ USD/năm, giá trị gia tăng đạt 15-20%. Quy mô doanh thu công nghiệp điện tử đạt trên 485 tỷ USD/năm, giá trị gia tăng đạt 15- 20%.
Nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đạt trên 100.000 kỹ sư, cử nhân có cơ cấu, số lượng phù hợp, đáp ứng nhu cầu phát triển.
Giai đoạn 3 từ 2040 đến 2050, mục tiêu hình thành ít nhất 300 doanh nghiệp thiết kế, 3 nhà máy chế tạo chip bán dẫn, 20 nhà máy đóng gói, kiểm thử sản phẩm bán dẫn, làm chủ nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực bán dẫn.
Quy mô doanh thu công nghiệp bán dẫn lúc này tại Việt Nam đạt trên 100 tỷ USD/năm, giá trị gia tăng đạt 20-25%. Quy mô doanh thu công nghiệp điện tử đạt trên 1.045 tỷ USD/năm, giá trị gia tăng tại Việt Nam đạt 20-25%.
Nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam có cơ cấu, số lượng phù hợp, đáp ứng nhu cầu phát triển.
Lúc này, mục tiêu hoàn thành hệ sinh thái công nghiệp bán dẫn Việt Nam tự chủ, có năng lực dẫn đầu ở một số công đoạn, phân khúc của chuỗi sản xuất.
5 nhiệm vụ phát triển công nghiệp bán dẫn
Để đạt được mục tiêu nhiều tham vọng trong ngành công nghiệp bán dẫn, Chính phủ đã đề ra các nhiệm vụ và giải pháp phát triển trong những năm tới.
Đó là phát triển chip chuyên dụng; phát triển công nghiệp điện tử; phát triển nguồn nhân lực và thu hút nhân tài trong lĩnh vực bán dẫn; thu hút đầu tư trong lĩnh vực bán dẫn.
Và một số nhiệm vụ như lập Ban chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn do Thủ tướng làm trưởng ban, lập Tổ chuyên gia tư vấn chuyên môn về công nghiệp bán dẫn do bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông làm tổ trưởng.
Bổ sung hạng mục chi cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, chế tạo, sản xuất sản phẩm bán dẫn, thiết bị điện tử dân dụng, chuyên dụng thế hệ mới từ Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia.
Thúc đẩy hợp tác quốc tế nhằm huy động nguồn lực cho phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, điện tử Việt Nam.
Xây dựng quy định khai thác, xử lý và tái sử dụng, xử lý chất thải độc hại trong quá trình khai thác tài nguyên, sản xuất bán dẫn, điện tử; nâng cao năng lực xử lý môi trường, đảm bảo tận dụng lợi thế về tài nguyên nhưng vẫn bảo đảm an toàn, ưu tiên thúc đẩy các dự án sản xuất xanh trong lĩnh vực bán dẫn, tiết kiệm năng lượng, tài nguyên.
Thời gian qua, Việt Nam thu hút nhiều ông lớn trong ngành bán dẫn như Samsung, Qualcomm, Infineon, Amkor với nhiều dự án đầu tư xây dựng nhà máy, mở rộng sản xuất, lắp ráp có giá trị lên tới hàng tỷ USD.
Dự báo đến cuối năm nay, công nghiệp bán dẫn Việt Nam sẽ vượt giá trị 6,16 tỷ USD, đưa Việt Nam trở thành một trong những trung tâm sản xuất quan trọng của nhiều doanh nghiệp bán dẫn toàn cầu.
-
Doanh nghiệp Hàn Quốc sắp xây nhà máy bán dẫn 100 triệu USD tại Vĩnh Phúc
Signetics, công ty thành viên của tập đoàn đa ngành lớn nhất Hàn Quốc Young Poong sẽ đầu tư 100 triệu USD xây nhà máy bán dẫn tại Khu công nghiệp Bá Thiện - Phân khu I, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
-
Tại cuộc gặp Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, lãnh đạo Tập đoàn Đất hiếm Trung Quốc đề nghị hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam để phát triển ngành khai thác, chế biến đất hiếm tại Việt Nam.
-
Đề xuất sử dụng đất đá thải từ các mỏ khoáng sản, xỉ than... thay thế cát sông làm vật liệu san lấp
Tại phiên Quốc hội thảo luận ở hội trường về Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 ngày 4/11, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn ĐBQH Đồng Tháp) kiến nghị cần có giải pháp sử dụng đất đá thải ra từ các mỏ khoáng sản và xỉ ...
-
Bình Phước yêu cầu công trình từ 9 tầng trở lên phải dùng tối thiểu 80% vật liệu xây không nung
Từ nay đến năm 2025, các công trình xây dựng từ 9 tầng trở lên tại Bình Phước phải sử dụng tối thiểu 80% vật liệu xây không nung (VLXKN) trong tổng số vật liệu xây. Trong đó ưu tiên sử dụng cấu kiện nhẹ, kích thước lớn....
-
Dùng đất Mặt Trăng để sản xuất gạch, hướng tới việc xây dựng căn cứ trong tương lai
Các nhà khoa học Trung Quốc đã thành công trong việc phát triển “gạch Mặt trăng” từ một dạng vật liệu có thành phần tương tự như đất trên vệ tinh tự nhiên của Trái đất. Loại vật liệu mới này có độ bền gấp 3 lần so với gạch đỏ hoặc gạch bê tông...