Về người nộp thuế và thu nhập chịu thuế, dự Luật bổ sung quy định doanh nghiệp nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo các hình thức kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.
Ngoài ra, cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài tiến hành cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam cũng thuộc nhóm nộp thuế.
Về xác định thu nhập tính thuế và phương pháp tính thuế, theo ông Lê Thành Long, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung quy định việc lựa chọn kỳ tính thuế theo năm dương lịch hoặc năm tài chính.
Doanh nghiệp nước ngoài phát sinh thu nhập tại Việt Nam từ hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số thực hiện kỳ tính thuế theo pháp luật về quản lý thuế.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long
Bên cạnh đó, cũng quy định chi tiết về nguyên tắc xác định doanh thu và thời điểm xác định doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ngoài ra, dự thảo Luật lược bỏ quy định về nơi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp để thực hiện thống nhất, đồng bộ theo quy định của Luật Quản lý thuế.
Về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, dự Luật bổ sung mức thuế suất (15% và 17%) áp dụng riêng cho doanh nghiệp có doanh thu dưới 3 tỷ đồng, doanh nghiệp có doanh thu từ 3 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng.
Sửa đổi, bổ sung các quy định về khung thuế suất đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí, về mức thuế suất đối với hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến tài nguyên quý hiếm.
Thẩm tra nội dung này, ông Lê Quang Mạnh, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội đề nghị Chính phủ làm rõ khả năng thu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) không có chi nhánh, văn phòng đại diện, trong trường hợp họ bán hàng vào thị trường Việt Nam qua các sàn thương mại điện tử.
Bên cạnh đó, cũng cần xem xét tính phù hợp về phạm vi quyền đánh thuế của Việt Nam trong trường hợp các doanh nghiệp nước ngoài nêu trên có hình thành cơ sở thường trú tại Việt Nam so với các quy định trong các Hiệp định thuế đã được ký kết.
Việc áp dụng Luật trong trường hợp có quy định khác biệt với Hiệp định thuế đã ký kết (liên quan đến loại hình cơ sở thường trú không có hiện diện vật lý).
Theo Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính), hiện có 116 nhà cung cấp nước ngoài đăng ký thuế qua cổng thông tin điện tử, tăng 5 đơn vị so với lần cập nhật cuối tháng trước. Danh sách các nhà cung cấp nước ngoài đã kê khai, nộp thuế gồm Google, Meta (Facebook), Microsoft, TikTok, Netfix, Apple...
Tính đến đầu tháng 10, họ đã nộp hơn 8.600 tỷ đồng, tăng gần 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, với khoản nộp thêm này, lũy kế từ tháng 3/2022 - thời điểm cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài vận hành, các doanh nghiệp ngoại đã nộp 20.174 tỷ đồng.
-
Tuần sau ra mắt công cụ AI kiểm soát mua bán trên sàn thương mại điện tử
Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc cho biết, từ tuần sau cơ quan thuế sẽ dùng công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) để kiểm soát doanh thu, mua bán trên các sàn thương mại điện tử.
-
Chủ mới của dự án King Palace 108 Nguyễn Trãi là ai?
Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Thăng Long (Thăng Long Invest Group, mã: TIG) vừa công bố nghị quyết về việc nhận chuyển nhượng cổ phần tại Công ty Cổ phần Bất động sản Hoa Anh Đào (Bất động sản Hoa Anh Đào)....
-
Bộ Xây dựng chỉ đạo “nóng” sau vụ cháy quán hát ở Hà Nội
Bộ Xây dựng yêu cầu kiểm soát chặt việc chuyển đổi công năng và an toàn cháy cho nhà riêng lẻ sau vụ cháy làm 11 người tử vong ở Phạm Văn Đồng (Hà Nội).
-
Masan bán công ty sản xuất bột vonfram hàng đầu thế giới, thu nghìn tỷ đồng
Công ty Cổ phần Masan High-Tech Materials (mã cổ phiếu MSR - sàn UPCoM) vừa cho biết, đã hoàn tất việc chuyển nhượng 100% cổ phần tại H.C. Starck Holding (Đức) cho Mitsubishi Materials Corporation Group (Nhật Bản)....