Mới đây, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã trình lên Bộ Xây dựng và Cục Hàng không Việt Nam đề xuất triển khai các dự án điện mặt trời mái nhà tại hàng loạt sân bay lớn trên cả nước như: Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh, Phú Quốc và trong tương lai là sân bay Long Thành, theo Báo Công thương.
ACV đánh giá việc phát triển điện mặt trời tại các sân bay nói trên là cần thiết và cấp bách, đồng thời kiến nghị cơ quan chức năng ban hành hướng dẫn cụ thể nhằm đảm bảo dự án được triển khai đúng quy định pháp luật và phù hợp với quy hoạch tổng thể.
ACV đề xuất dự án điện mặt trời áp mái tại 8 sân bay
Theo ACV, các sân bay lớn của Việt Nam hiện có mức tiêu thụ điện năng rất cao, đặc biệt trong các hoạt động vận hành nhà ga, hệ thống điều hòa không khí, chiếu sáng và thiết bị an ninh. Trong bối cảnh chi phí điện ngày càng gia tăng và nhu cầu sử dụng điện vẫn tiếp tục tăng theo tốc độ phát triển hàng không, việc tìm kiếm nguồn năng lượng thay thế là nhu cầu cần thiết.
Trước đó, đơn vị này cũng đã thực hiện khảo sát về bức xạ mặt trời, số ngày nắng trung bình trong năm tại các sân bay và cho rằng việc khai thác tiềm năng điện mặt trời tại các sân bay là khả thi.
Kết quả rà soát cho thấy việc lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời trên mái nhà không ảnh hưởng đến hoạt động khai thác và an toàn hàng không. Việc sử dụng điện mặt trời theo hình thức “tự sản, tự tiêu” đáp ứng nhu cầu sử dụng điện, giúp giảm nhiệt mái và tiết kiệm điện năng làm mát.
Lợi ích mà hệ thống điện mặt trời mang lại không chỉ giảm tải cho hệ thống điện mà còn giúp tiết kiệm đáng kể chi phí vận hành. Cụ thể, các tấm pin trên mái các công trình có tác dụng giảm nhiệt; nguồn điện có thể sử dụng cho thắp sáng và hệ thống điều hòa không khí, vốn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí điện năng của sân bay.
Bên cạnh đó, việc lắp đặt, sử dụng điện mặt trời mái nhà cũng góp phần thể hiện cam kết mạnh mẽ của ngành hàng không trong lộ trình chuyển đổi năng lượng và giảm phát thải carbon, bảo vệ môi trường bằng cách sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng.
ACV khẳng định việc xem xét đầu tư, phát triển điện mặt trời tại các sân bay không chỉ góp phần thực hiện Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả mà còn giúp đa dạng hóa nguồn cung điện, giảm chi phí sản xuất, kinh doanh.
-
Mục tiêu đến 2030: Một nửa tòa nhà công sở và nhà dân sẽ sử dụng điện mặt trời mái nhà
Bộ Công Thương đặt mục tiêu đến năm 2030, có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu (phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia).
-
Cận cảnh nhà máy điện mặt trời đầu tiên xây ngay trên đường ray xe lửa
Hệ thống gồm 48 tấm pin quang điện, mỗi tấm có công suất 385W, được lắp dọc theo đường ray, với tổng công suất đạt 18kW. Theo kế hoạch, nhà máy điện mặt trời này sẽ sản xuất khoảng 16MWh điện mỗi năm.
-
Chính thức phê duyệt khung giá phát điện cho nhà máy điện mặt trời năm 2025
Điểm mới là khung giá lần này có tính đến nhà máy có hệ thống pin tích trữ và được tính toán theo các miền riêng biệt.








-
Tập đoàn Trung Quốc đã rót 2,8 tỷ USD vào Việt Nam, muốn đầu tư thêm vào năng lượng tái tạo
Tại Việt Nam, Tập đoàn Hoa Điện đã đầu tư khoảng 2,8 tỷ USD vào các dự án điện với tổng công suất lắp đặt đạt 1,5 GW, gồm: Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải; 4 dự án điện gió tại Đắk Lắk....
-
Quy định mới về cơ chế phát triển các dự án nhiệt điện khí có gì đáng chú ý?
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 100/2025/NĐ-CP trong đó quy định mới về cơ chế phát triển các dự án nhiệt điện khí sử dụng khí thiên nhiên.
-
Đề xuất mới về thẩm quyền quyết định chủ trương xây nhà máy điện hạt nhân
Tại dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi), Chính phủ đề xuất phân quyền quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân cho Thủ tướng thay vì Quốc hội.