Dự án sân bay Vân Phong nằm trong Khu kinh tế Vân Phong được đơn vị tư vấn đề xuất đầu tư với kinh phí gần 7.000 tỉ đồng, thực hiện theo thức đối tác công tư PPP (loại hợp đồng BOT). Sân bay đạt tiêu chuẩn 4E công suất 2,5 triệu khách/năm và có thể nâng cấp mở rộng để đạt công suất 10 triệu/năm.

Sân bay Vân Phong được quy hoạch tại Khu kinh tế Vân Phong

Sáng 11/12, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức họp nghe các sở ban ngành, đơn vị liên quan báo cáo đề án quy hoạch cảng hàng không Vân Phong (sân bay Vân Phong) thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, theo Báo Tuổi Trẻ.

Cụ thể, theo đề xuất, dự án sân bay này có tổng mức đầu tư gần 7.000 tỉ đồng, thực hiện đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP, hợp đồng BOT.

Sân bay Vân Phong dự kiến quy hoạch thuộc cấp 4E, công suất 2,5 triệu hành khách/năm, với 9 vị trí đỗ máy bay, chiều dài đường băng 3.050m (đến năm 2030).

Nếu lượng hành khách và hàng hóa tăng cao, sân bay sẽ được mở rộng, nâng công suất lên 10 triệu hành khách/năm với 27 vị trí đỗ máy bay.

Lãnh đạo UBND tỉnh Khánh Hòa giao Sở Giao thông vận tải phối hợp với đơn vị tư vấn hoàn chỉnh đề án quy hoạch, tham mưu tỉnh báo cáo Bộ Giao thông vận tải trình Thủ tướng Chính phủ đề xuất chủ trương đầu tư.

Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký quyết định phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo quyết định trên, Khu kinh tế Vân Phong có diện tích khoảng 150.000ha, trong đó phần mặt nước khoảng 80.000ha, phần đất liền và đảo khoảng 70.000ha.

Phạm vi bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên các xã: Vạn Thạnh, Vạn Thọ, Đại Lãnh, Vạn Phước, Vạn Bình, Vạn Long, Vạn Khánh, Vạn Thắng, Vạn Phú, Vạn Lương, Vạn Hưng và thị trấn Vạn Giã thuộc huyện Vạn Ninh; các phường: Ninh Hiệp, Ninh Giang, Ninh Đa, Ninh Thủy, Ninh Diêm, Ninh Hải và các xã: Ninh An, Ninh Thọ, Ninh Phước thuộc thị xã Ninh Hòa.

Thao khảo: Bản đồ quy hoạch huyện Vạn Ninh

Khu kinh tế Vân Phong là khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực có vai trò đầu tàu thu hút đầu tư và là động lực phát triển kinh tế cho các vùng lân cận và cho cả nước. Trong đó, kinh tế biển là nền tảng, có cảng trung chuyển container quốc tế và dịch vụ logistics, đô thị, dịch vụ, du lịch, công nghiệp giữ vai trò quan trọng, kết hợp phát triển các ngành kinh tế khác.

Đây là trung tâm dịch vụ du lịch và vui chơi giải trí tổng hợp cao cấp, có những sản phẩm dịch vụ, du lịch độc đáo, khác biệt, hiện đại với chất lượng cao, có thương hiệu và khả năng cạnh tranh quốc tế.

Khu kinh tế Vân Phong còn là khu vực phát triển đô thị thông minh bền vững với hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển đồng bộ, hiện đại; có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng của quốc gia.

Theo quy hoạch, các khu phát triển dịch vụ, du lịch với các loại hình du lịch sinh thái - vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng cao cấp, sân golf, casino, công viên chuyên đề, triển lãm du thuyền quốc tế kết hợp các hoạt động tham quan, trải nghiệm... có tổng diện tích đất khoảng 2.613 ha tập trung chủ yếu tại khu vực Hòn Lớn, bán đảo Hòn Gốm, Đại Lãnh khoảng 2.027 ha và khu vực Dốc Lết khoảng 200 ha, các khu vực khác khoảng 386 ha.

Trong nội dung điều chỉnh quy hoạch Khu kinh tế Vân Phong được duyệt thì khu vực dự kiến phát triển cảng hàng không khoảng 500 ha tại Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh.

  • Khánh Hòa đề xuất quy hoạch mới xây dựng Cảng hàng không Vân Phong

    Khánh Hòa đề xuất quy hoạch mới xây dựng Cảng hàng không Vân Phong

    UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, để có cơ sở xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh sân bay của các nhà đầu tư chiến lược, tỉnh đã có văn bản đề xuất Bộ Giao thông Vận tải có ý kiến chấp thuận về việc quy hoạch xây dựng Cảng hàng không Vân Phong.

Nguyễn Văn
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.