Đề xuất trên được đại biểu Tô Văn Tám (đoàn Kon Tum) nêu tại buổi thảo luận về dự án Luật Đất đai sửa đổi tại Quốc hội sáng 14/11.
Nhấn mạnh thu hồi đất luôn là vấn đề phức tạp, nhạy cảm, được sự quan tâm của toàn xã hội, liên quan đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội và mọi người dân, đại biểu Tô Văn Tám (đoàn Kon Tum) cho biết, báo cáo thường niên của Chính phủ về khiếu nại, tố cáo cho thấy, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai, liên quan đến việc thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội chiếm gần 70% trong tổng số khiếu nại tố cáo.
Theo đại biểu, người dân có thể chấp nhận hy sinh quyền lợi hoặc chịu thiệt về quyền lợi, nếu việc thu hồi đất đó cho mục đích quốc phòng, an ninh hoặc phát triển kinh tế cho lợi ích của cộng đồng, lợi ích của Nhà nước. Người dân sẽ không chấp nhận việc thu hồi đất chỉ mang lại lợi ích cho cá nhân hoặc một nhóm người.
Đại biểu Tô Văn Tám. Ảnh: Quochoi
Ông cho biết, luật hiện hành và dự thảo Luật đều sử dụng phương pháp liệt kê để xác định các trường hợp thu hồi. Tuy nhiên, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng hay mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội thường không cố định và vận động theo hướng phát triển và rất rộng. Do đó, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cần quan tâm thêm đến việc phương pháp liệt kê có bao quát hết và dự liệu hết các trường hợp các dự án sẽ phát sinh trong quá trình phát triển hay không?
Mặt khác, khi tiến hành thu hồi đất tiềm ẩn nhiều nguy cơ xung đột, nhiều nguy cơ lạm quyền, gây bức xúc trong Nhân dân.
Theo đại biểu, những dự án vì mục đích quốc phòng, an ninh, những dự án phát triển kinh tế - xã hội mang tính chiến lược, quy định sự phát triển một vùng, một khu vực, một tỉnh hoặc của cả nước hoặc các công trình công cộng thì thu hồi. Còn các dự án phát triển kinh tế đơn thuần thương mại theo quy hoạch, mang lại lợi ích chủ yếu cho nhà đầu tư thì thương lượng với người dân để mua lại hoặc thỏa thuận cho họ góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Trong quá trình thương lượng đó có sự tham gia của chính quyền, với tư cách là chủ thể quản lý đất đai trên địa bàn.
Lưu ý yêu cầu bảo đảm quyền sử dụng đất của cá nhân, tổ chức kể cả trong trường hợp bị Nhà nước thu hồi đất thông qua việc công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật, đại biểu Mai Thị Phương Hoa (đoàn Nam Định) nhấn mạnh, Nhà nước phải bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của 3 bên, Nhà nước, người dân, doanh nghiệp.
Trong đó người dân thì phải bao gồm người dân được thụ hưởng từ các công trình, dự án xây lên từ mảnh đất bị thu hồi và chính người dân bị thu hồi đất. Do đó, cần quan tâm hơn đến người dân bị thu hồi đất vì họ ở vào thế bị động, có khả năng mất chỗ ở cũ hoặc bị mất mảnh đất vẫn đang trồng cấy để mưu sinh. Đồng thời, các chính sách về đền bù việc hỗ trợ, tái định cư cần phải được quan tâm hơn nữa để người dân bị thu hồi đất đỡ thiệt thòi.
-
Sáng nay Quốc hội thảo luận dự án Luật Đất đai sửa đổi
Sáng 3/11, đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận tổ, góp ý xây dựng dự Luật Đất đai sửa đổi với hàng loạt chính sách mới.
-
Xử lý thế nào đối với trường hợp xây nhà trái phép trên đất nông nghiệp rồi bán cho người khác?
UBND thành phố Bảo Lộc vừa báo cáo một số nội dung về sự bất cập của một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực đất đai.
-
Hạn chót báo cáo Chính phủ kết quả lấy ý kiến nhân dân về dự thảo về Luật đất đai (sửa đổi)
Thủ tướng ấn định thời hạn Bộ TN&MT phải trình lên dự án Luật Đất đai (sửa đổi) là 1/4, trong đó báo cáo kết quả lấy ý kiến nhân dân về dự thảo này. Theo thống kê của Bộ TN&MT, cơ quan đã tiếp nhận gần 8.000 ý kiến đóng góp của người dân....
-
Đề xuất ban hành bảng giá đất 2-3 năm một lần
HoREA đề xuất không ban hành bảng giá đất hàng năm mà nên ban hành bảng giá đất định kỳ 3 năm hoặc 2 năm một lần.