Dự thảo Luật gồm 16 chương, 245 điều, trong đó giữ nguyên 28 điều; sửa đổi 184 điều; bổ sung mới 41 điều và bãi bỏ 8 điều.
Ảnh minh họa
Ngày 1/11 vừa qua, Quốc hội nghe Chính phủ trình dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Trình bày Tờ trình dự án Luật, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành cho biết, việc sửa đổi Luật Đất đai là cần thiết nhằm khắc phục những tồn tại hạn chế, phát huy nguồn lực đất đai đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao.
Theo Phó thủ tướng, dự án luật có nhiều điểm mới. Trong đó có việc thu hồi đất và chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Trong quá trình thảo luận còn có ý kiến khác nhau về một số vấn đề, Chính phủ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến.
Cụ thể là vấn đề mở rộng hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân; vấn đề mở rộng đối tượng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa; quy định về cho phép chuyển nhượng, thế chấp “quyền thuê trong hợp đồng thuê đất trả tiền hằng năm”.
Sau khi thảo luận tổ về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), chiều nay 3/11, Quốc hội sẽ chất vấn Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị về thực trạng, giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch; việc di dời trụ sở bộ, ngành khỏi nội đô Hà Nội; xây dựng nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp; quản lý thị trường bất động sản,…
-
11 điểm mới trong dự thảo Luật Đất đai được trình ra Quốc hội
Sáng 1/11, Phó thủ tướng Lê Văn Thành, thừa ủy quyền của Thủ tướng trình Quốc hội dự thảo Luật Đất đai sửa đổi.
-
Xử lý thế nào đối với trường hợp xây nhà trái phép trên đất nông nghiệp rồi bán cho người khác?
UBND thành phố Bảo Lộc vừa báo cáo một số nội dung về sự bất cập của một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực đất đai.
-
Hạn chót báo cáo Chính phủ kết quả lấy ý kiến nhân dân về dự thảo về Luật đất đai (sửa đổi)
Thủ tướng ấn định thời hạn Bộ TN&MT phải trình lên dự án Luật Đất đai (sửa đổi) là 1/4, trong đó báo cáo kết quả lấy ý kiến nhân dân về dự thảo này. Theo thống kê của Bộ TN&MT, cơ quan đã tiếp nhận gần 8.000 ý kiến đóng góp của người dân....
-
Đề xuất ban hành bảng giá đất 2-3 năm một lần
HoREA đề xuất không ban hành bảng giá đất hàng năm mà nên ban hành bảng giá đất định kỳ 3 năm hoặc 2 năm một lần.