Một góc Khu chế xuất Tân Thuận
Đề xuất trên được các đại biểu đưa ra tại buổi hội thảo “Chiến lược phát triển quận 7 đến 2030, tầm nhìn 2045” vừa được tổ chức mới đây.
Cụ thể, theo ông Lê Văn Thành, Phó chủ tịch UBND quận 7, sau hơn 30 năm Khu chế xuất Tân Thuận đã hoàn thành sử mệnh của mình.
Hiện nay công năng sử dụng của Khu chế xuất Tân Thuận không còn phù hợp định hướng phát triển của quận, đem nguồn thu ngân sách thấp, không tương xứng quy mô diện tích, vị trí và gây ô nhiễm môi trường.
Do đó, quận đề xuất thành phố sớm chuyển đổi nơi đây thành khu công nghệ cao xen kẽ đất ở và dịch vụ thương mại.
Ông Nguyễn Văn Đua, nguyên Phó bí thư Thường trực Thành uỷ TP.HCM, cho rằng nên điều chỉnh chức năng Khu chế xuất Tân Thuận thành khu dịch vụ giáo dục, y tế, văn hoá, văn phòng làm việc, khách sạn, thương mại chất lượng cao.
Theo ông Đua, khu vực này nằm đối diện Khu đô thị mới Thủ Thiêm, kết nối qua cầu Phú Mỹ và có thể trở thành "hậu cần" cho trung tâm tài chính quốc tế Thủ Thiêm.
Khu chế xuất Tân Thuận là khu chế xuất đầu tiên của Việt Nam. Khu chế xuất nằm ở cửa ngõ quận 7 gồm 10 phường, với hơn 360.000 dân.
Cùng với khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Khu chế xuất Tân Thuận đóng vai trò quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quận 7 và cả khu vực phía Nam TP.HCM.
-
TP.HCM: Di dời cảng Tân Thuận, xây cảng mới tại Hiệp Phước và cầu Thủ Thiêm 4
CafeLand - UBND Thành phố vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 theo hình thức đối tác công tư (Hợp đồng BT).








-
Tin vui cho người tìm việc: TP.HCM dự báo cần đến 90.000 lao động sau sáp nhập
Theo nhận định của các Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở Nội vụ TP.HCM, dự kiến trong quý 3, nhu cầu lao động của các doanh nghiệp khoảng 85.000 - 90.000 người.
-
TP.HCM có 7 dự án với hơn 4.500 căn đủ điều kiện mở bán
Sở Xây dựng TP.HCM vừa cập nhật danh sách các dự án nhà ở đủ điều kiện được bán, cho thuê mua tính đến hết tháng 6.
-
Tuyến đường sắt tốc độ cao 350km/h sắp chạy qua TP.HCM ở những khu vực nào?
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đoạn qua TP.HCM dài khoảng 17km, có hai điểm chính là ga Thủ Thiêm và Depot Long Trường với phạm vi sử dụng đất khoảng 110ha.