Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) cho biết đã nhận được Văn bản của Sở Xây dựng về việc góp ý dự thảo Quyết định của UBND Thành phố kèm theo dự thảo Quyết định quy định chi tiết việc xác định các khu vực chủ đầu tư dự án được chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật cho cá nhân tự xây dựng nhà ở trên địa bàn TP.HCM.
Tại khoản 1 Điều 2 dự thảo Quyết định quy định Chủ đầu tư dự án bất động sản, dự án xây dựng nhà ở trên toàn địa bàn xã, thị trấn, huyện của TP.HCM phải đầu tư xây dựng hoàn chỉnh nhà ở theo quy định, sau đó mới thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cá nhân theo quy định.
HoREA đề xuất chưa cấm phân lô bán nền ở 5 huyện ven TP.HCM.
Điều này có nghĩa là Sở Xây dựng đề xuất UBND TP.HCM không cho phép chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở được chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo hình thức phân lô bán nền để cá nhân tự xây dựng nhà ở trên địa bàn tất cả 05 huyện thuộc TP.HCM.
Theo HoREA, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 (có hiệu lực từ 1/8) quy định cấm phân lô bán nền với đất thuộc khu vực phường, quận, thành phố của đô thị loại đặc biệt, loại I, II và III. Với các khu vực còn lại, địa phương sẽ xác định các khu vực được lập dự án theo phân lô, bán nền cho cá nhân tự xây nhà ở.
Với quy định này, TP.HCM là đô thị đặc biệt, chỉ có các trường hợp đất thuộc khu vực phường, quận, thành phố của đô thị loại đặc biệt gồm 16 quận và thành phố Thủ Đức thì chủ đầu tư dự án bất động sản, nhà ở không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật cho cá nhân tự xây dựng nhà ở.
Còn 5 huyện ven là Bình Chánh, Nhà Bè, Hóc Môn, Củ Chi và Cần Giờ với 5 thị trấn và 58 xã trực thuộc vẫn là khu vực nông thôn, thuộc thẩm quyền quyết định của thành phố.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA khoản 1 Điều 2 dự thảo Quyết định không quy định chi tiết việc xác định các khu vực chủ đầu tư dự án được chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật cho cá nhân tự xây dựng nhà ở trên địa bàn thành phố, mà chỉ quy định chủ đầu tư dự án bất động sản, dự án xây dựng nhà ở trên toàn địa bàn xã, thị trấn, huyện của TP.HCM phải đầu tư xây dựng hoàn chỉnh nhà ở theo quy định.
Sau đó mới thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cá nhân. Vì vậy cũng chưa phù hợp với điều kiện thực tiễn tại TP.HCM và nhu cầu của người dân muốn được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản, nhà ở trên địa bàn 05 huyện này để tự xây dựng nhà ở.
Do vậy, Hiệp hội đề nghị Sở Xây dựng xem xét trình UBND Thành phố quy định chi tiết việc xác định các khu vực chủ đầu tư dự án bất động sản, nhà ở được chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật cho cá nhân tự xây dựng nhà ở tại địa bàn các xã, không bao gồm thị trấn thuộc 05 huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Hóc Môn, Củ Chi, Cần Giờ và không thuộc trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất để đầu tư dự án xây dựng nhà ở theo quy định.
-
Các khu vực cấm phân lô bán nền tại Bình Dương, người mua bất động sản nên biết
Bình Dương cấm phân lô, bán nền tại các khu vực có yêu cầu cao về kiến trúc cảnh quan, khu vực trung tâm và xung quanh các công trình điểm nhấn kiến trúc trong đô thị.
-
Hiện trạng con đường dài 600m nhưng tốn hơn 1.000 tỷ đồng để mở rộng ở TP.HCM
Dự án nâng cấp mở rộng đường Chu Văn An (quận Bình Thạnh) chỉ có chiều dài 600m nhưng sẽ tiêu tốn đến 1.067 tỉ đồng. Gần 1.000 tỉ trong tổng vốn đầu tư sẽ dùng để chi trả bồi thường, giải phóng mặt bằng....
-
Đề xuất giảm vốn đầu tư, gia hạn thời gian hoàn thành cao tốc Bến Lức – Long Thành
Dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành được đề xuất giảm tổng mức đầu tư gần 500 tỷ đồng, đồng thời gia hạn thời gian hoàn thành đến hết tháng 9/2026.
-
TP.HCM kêu gọi đầu tư 16 dự án bất động sản
UBND TP.HCM vừa ban hành Danh mục dự án thu hút đầu tư trên địa bàn giai đoạn 2024 - 2025. Trong đó lĩnh vực bất động sản có 16 dự án