Theo hai địa phương này, nếu tuyến cao tốc này được đầu tư xây dựng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội rất lớn đối với hai địa phương nói riêng, vùng Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung nói chung.
Trước đó, UBND tỉnh Đắk Lắk và Khánh Hòa đã tổ chức lấy ý kiến về phương án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Buôn Ma Thuột – Nha Trang.
Công ty cổ phần tư vấn Trường Sơn (Bộ Quốc phòng) – đơn vị tư vấn dự án cho biết, có 3 phương án xây dựng tuyến gồm:
Phương án 1 (phương án 1A có chiều dài 105 km; phương án 1C có chiều dài 113 km); Phương án 2 có chiều dài 110 km và phương án 3 có chiều dài 150 km.
Về quy mô dự án giai đoạn hoàn chỉnh gồm 4-6 làn xe, bề rộng nền đường từ 24,75 – 32,25 m. Vận tốc trung bình 98km/giờ, thời gian lưu thông thực tế khoảng 1,5 giờ. Dự kiến tổng mức đầu tư là 27.000 tỉ đồng, trong đó giai đoạn 1 xây dựng 4 làn xe, tổng vốn đầu tư là 19.764 tỉ đồng.
Tỉnh Đắk Lắk lựa chọn phương án 1A. Tuy nhiên, tỉnh Khánh Hòa lại ưu tiên chọn phương án 1C với chiều dài tuyến 113 km, tổng mức đầu tư 28.800 tỉ đồng.
Theo tỉnh Khánh Hòa, phương án này có chiều dài toàn tuyến hơn phương án 1A là 8 km, tổng mức đầu tư cao hơn 1.800 tỉ đồng. Tuy nhiên, chiều dài từ cảng Nam Vân Phong lên Buôn Ma Thuột và ngược lại ngắn hơn 10 km nên sẽ tiết giảm được chi phí vận tải, thời gian lưu thông ngắn hơn và khối lượng hàng hóa thông qua cảng nhiều hơn.
Do đó, hai địa phương này quyết định chọn 2 phương án là 1A và 1C để trình Bộ GTVT xem xét đầu tư.
-
Đề xuất kéo dài đường sắt tốc độ cao hơn 67 tỷ USD đến Cần Thơ
Sáng ngày 13/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.
-
Chính thức trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao hơn 67,3 tỷ USD
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam chính thức được Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, sáng 13/11. Tuyến đường sắt có tốc độ 350km/h, đi qua 20 tỉnh, thành với tổng vốn đầu tư lên đến hơn 67,3 tỉ USD....
-
Đại biểu Quốc hội: Việt Nam phải nắm công nghệ làm đường sắt tốc độ cao để thoát “vòng lặp” đội vốn, chậm tiến độ
Theo đại biểu Quốc hội, để đảm bảo khả thi và tiến độ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, các đơn vị trong nước phải được chuyển giao công nghệ vận hành, sản xuất.