Chưa thể có bong bóng
Thị trường BĐS một năm trở lại đây có sự phát triển tích cực, với nguồn cung tăng và lượng vốn đổ vào nhà đất ngày nhiều. Theo đánh giá chung của các cơ quan chức năng cũng như chuyên gia trong ngành, thị trường BĐS mới chỉ hồi phục bước đầu, đang dần đóng góp tích cực vào nền kinh tế.
Tính đến 20/9/2016, tổng giá trị tồn kho còn khoảng 33.637 tỷ đồng, so với tháng 12/215 giảm 17.262 tỷ đồng, tương đương giảm 33,92%, nếu so với thời điểm cuối năm 2012 thì tồn kho đã giảm mạnh.
Lo ngại việc phát triển ồ ạt của BĐS có thể dẫn tới bong bóng nhà đất quay trở lại. Chính vì thế, việc đặt ra đánh thuế ngôi nhà thứ hai là cần thiết. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, vẫn còn quá sớm để thực hiện điều này.
Thị trường BĐS chưa thể xảy ra bong bóng
Theo bà Nguyễn Hoài An, đại diện CBRE Việt Nam, cách đây khoảng 15 năm, khi thị trường bất động sản Việt Nam mới manh nha phát triển, đúng là hầu hết các chủ đầu tư chỉ tập trung phát triển phân khúc cao cấp, để kiếm lợi nhuận nhanh. Do thời điểm đó, người mua nhà không có nhiều lựa chọn. Mặt khác, việc tiếp cận tài chính cũng dễ dàng, nên nhóm các nhà đầu cơ đã áp đảo thị trường, tạo hiện tượng thị trường phát triển nóng, sốt ảo.
Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, thị trường đã khác nhiều. Cụ thể, thị trường đã hình thành các phân khúc rõ nét, từ cao cấp, hạng sang đến bình dân, tạo nhiều lựa chọn cho những người mua ở thực.
Ngoài ra, các dự án cao cấp chủ yếu được phát triển bởi các chủ đầu tư danh tiếng, tiềm lực tài chính vững vàng và dự án có vị trí tốt. Trong khi đó, khách hàng hiện nay đã thận trọng hơn rất nhiều. Họ không dễ bị dẫn dắt bởi các cam kết suông từ chủ đầu tư thiếu năng lực, hay lực lượng môi giới. Hơn nữa, khách hàng ở phân khúc này có yêu cầu rất cao về chất lượng, thiết kế sản phẩm, mà không phải chủ đầu tư nào cũng có thể đáp ứng được. Những yếu tố đó sẽ không dẫn đến việc đầu tư một cách ồ ạt.
“Với những lý do trên, thì các nhà đầu cơ sẽ có ít cơ hội để đẩy giá. Do đó, trong ngắn hạn, theo quan điểm của chúng tôi, khó xảy ra hiện tượng bong bóng”, bà An nhận định.
Dưới góc độ thị trường, ông Lê Hoàng Châu, chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM, nhận định, 9 tháng vừa qua hầu như không thấy trào lưu lướt sóng ào ạt như năm 2007 bởi nguồn cung rất lớn, chủ đầu tư còn đang bán hàng thì không thể lướt sóng được. Nhưng, thị trường cũng có những đặc sắc, đó là khi chủ đầu tư bán hết hàng của dự án này thì lại có chủ đầu tư dự án khác đưa dự án tương tự trong khu vực đó nên người mua cũng không thể lướt sóng được.
Vì thế, Hiệp hội đã có đánh giá là không có tình trạng bong bóng BĐS trong năm 2015 và 2016 vì yếu tố đầu cơ không xảy ra trên thị trường, tăng trưởng tín dụng trên toàn quốc chỉ hơn 10% - vẫn ở dưới ngưỡng nóng của thị trường.
Người dân có quyền đầu tư BĐS
Ông Lê Hoàng Châu cho biết, việc hạn chế đầu cơ BĐS, tránh bong bóng cho thị trường BĐS bằng cách thu thuế là giải pháp tốt, tuy nhiên cũng cần cân nhắc việc thực hiện.
Theo ông Nguyễn Văn Đực, Hiệp hội BĐS TP.HCM, có những người tìm kiếm đầu tư bằng kênh vàng, mua USD, cổ phiếu hoặc bất động sản đây là quyền của họ và thị trường có đầu cơ, có người bán, người mua mới phát triển.
Thị trường BĐS mới dần hồi phục
Quan điểm về việc đánh thuế sở hữu bất động sản thứ hai trở lên, ông Đực cho rằng, thị trường sẽ có một số khó khăn nhất định bởi vì khá nhiều người mua để đầu cơ, kinh doanh, mua đi bán lại hoặc mua để cho thuê, để dành cho con cháu. Khi mua nhà, người dân đã phải chịu thuế khoảng 20-30% gồm ít nhất 10% VAT, tiền sử dụng đất khi doanh nghiệp đóng tiền sử dụng đất cho miếng đất hay khu chung cư.
Ông Đực cho rằng, trong bất động sản đầu cơ là vấn đề muôn thủa. Có những người tìm kiếm đầu tư bằng kênh vàng, mua USD, cổ phiếu hoặc bất động sản đây là quyền của họ và thị trường có đầu cơ, có người bán, người mua mới phát triển. Nhiều người giàu lên nhờ BĐS nên không thể ngăn cấm được đầu cơ, cần chấp nhận đầu cơ là một trong những yếu tố của thị trường.
Trả lời báo chí, PGS.TS Đỗ Đức Định - Chủ tịch Hội đồng khoa học Trung tâm nghiên cứu kinh tế xã hội Việt Nam, lưu ý việc tính toán mức thu thế nào cần được xem xét kỹ vì hiện nay số thuế, phí phải nộp của nhiều cá nhân, tổ chức đã ở mức cao. Nếu đánh thuế quá cao sẽ gây cản trở cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như túi tiền của người dân.
Thực tế, thời gian qua, thị trường BĐS đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Khi nhà đất đóng băng ngay lập tức các thành phần kinh tế đều trì trệ trong đó có ngân hàng, tài chính,...
So với các kênh tài chính khác thì nhà đất vẫn đang khá hấp dẫn bởi tỷ suất lợi nhuận cao. Việc người dân đầu tư vào nhà đất cũng là một cách để khơi thông dòng tiền từ phía người dân cũng như tạo dòng vốn cho nền kinh tế.
-
Bộ Xây dựng tiếp tục đề xuất giải pháp hạn chế “lướt sóng” trên thị trường bất động sản
Bộ Xây dựng kiến nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất, tham mưu cấp có thẩm quyền có chính sách thuế nhằm hạn chế hoạt động đầu cơ, mua đi bán lại trong thời gian ngắn để kiếm lời. Nghiên cứu có chính sách đánh thuế đối với nhà, đất thứ hai, nhà, đấ...
-
Bộ Xây dựng yêu cầu Bộ Tài chính cùng nghiên cứu chính sách thuế với nhà đất thứ hai
Đề xuất trên được Bộ Xây dựng nêu trong báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ về nguyên nhân bất động sản tăng giá.
-
Chuyên gia chỉ cách đánh thuế bất động sản để hãm đà tăng giá nhà đất
Nhà đất bỏ hoang trong khi rất nhiều người dân cố gắng cả đời cũng không mua được nhà là tình cảnh trớ trêu đang diễn ra trên thị trường bất động sản.