CafeLand - Đó chính là điểm nhấn nổi bật tại quy định về kiểm soát không gian các khu vực đặc thù trong đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo đó, đối với khu vực bán đảo Sơn Trà, đỉnh Bà Nà, yêu cầu phải bảo vệ, phát triển khu bảo tồn thiên nhiên và khu du lịch quốc gia dựa trên các nguyên tắc.

Cụ thể là, bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ phù hợp quy hoạch 03 loại rừng; bảo vệ đa dạng sinh học, môi trường sinh thái và cảnh quan thiên nhiên; tuân thủ các quy định về an ninh quốc phòng; tôn trọng pháp lý đã có của các dự án (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyết định giao đất, hợp đồng thuê đất), quy hoạch là đất sử dụng hỗn hợp có vị trí tương đối, mang tính minh họa (vị trí chính xác được thể hiện tại quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết); phát triển du lịch sinh thái có mật độ lưu trú thấp gắn với bảo tồn thiên nhiên, đặc biệt không quy hoạch, phát triển đất ở mới.

Bên cạnh đó, mật độ xây dựng gộp tối đa của các dự án tại khu vực bán đảo Sơn Trà, đỉnh Bà Nà là 25%. Chiều cao công trình, hình thức kiến trúc phải đảm bảo hài hòa với cảnh quan, địa hình tại khu vực, không làm cản trở, che chắn tầm nhìn.

Đối với bán đảo Sơn Trà, yêu cầu các dự án được rà soát, sắp xếp lại theo Nghị định 164/2018/NĐ-CP của Chính phủ và Kết luận số 269/KL-TTCP ngày 16/9/2019 của Thanh tra Chính phủ trên các nguyên tắc nêu trên.

Ngoài ra, đối với các dự án lấn sông, lấn biển phải quản lý phát triển trên các nguyên tắc, tuân thủ các quy định về an ninh quốc phòng, khu vực biên giới biển quốc gia; tôn trọng pháp lý đã có của các dự án (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyết định giao đất, hợp đồng thuê đất), quy hoạch là đất sử dụng hỗn hợp có vị trí tương đối, mang tính minh họa (vị trí chính xác được thể hiện tại quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết); đảm bảo nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội, giảm thiểu tác động môi trường có thể gây ra cho sự phát triển chung, lâu dài và bền vững của Thành phố; đảm bảo hài hòa lợi ích các bên (nhà nước, người dân, doanh nghiệp); việc xác lập quy mô diện tích chính xác sẽ xem xét trong các bước tiếp theo.

Đối với khu vực Đa Phước (khu 29 ha và khu 181 ha), yêu cầu rà soát, sắp xếp lại theo Kết luận số 1202/KL-TTCP ngày 20/7/2020 của Thanh tra Chính phủ trên các nguyên tắc nêu trên.

Đặc biệt, trong danh mục các dự án, chương trình giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định hàng loạt các dự án lớn sẽ được đầu tư theo từng lĩnh vực khác nhau.

Cụ thể, có 23 dự án đầu tư về giao thông; 5 dự án lớn đầu tư về giáo dục; 11 dự án đầu tư trong lĩnh vực y tế; 10 dự án đầu tư trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ; 15 dự án thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao; 6 dự án thủ sản nông lâm; 14 dự án thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ, môi trường; 4 dự án thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin; 16 dự án các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu đô thị,…

Lê Phước Bình
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: da nang