07/10/2022 9:21 AM
UBND thành phố Đà Lạt vừa kiến nghị xử lý đối với 27 dự án dự án chậm tiến độ có vốn ngoài ngân sách được giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, không tổ chức lựa chọn nhà đầu tư.

Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

201 dự án không qua đấu giá

Ngày 5/10/2022, UBND thành phố Đà Lạt đã có báo cáo số 6541/BC-UBND về việc rà soát dự án có vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước được giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, không tổ chức lựa chọn nhà đầu tư nhưng đến nay chưa triển khai dự án, chưa đưa đất vào sử dụng đúng tiến độ trên địa bàn thành phố.

UBND thành phố Đà Lạt cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2022, trên địa bàn thành phố có 3 dự án được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư.

Đến nay, trên địa bàn thành phố có 201 dự án đầu tư ngoài ngân sách nhà nước không qua đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư sử dụng đất đã được chấp thuận chủ trương, cấp giấy chứng nhận đầu tư.

Các dự án nêu trên có tổng mức vốn đầu tư khoảng 34.756 tỉ đồng, với quy mô sử dụng đất là 5.109ha. Trong đó, lĩnh vực bất động sản có 13 dự án, lĩnh vực du lịch có 86 dự án.

Một số dự án có thể kể đến như, Khu nghỉ mát Đà Lạt của Công ty cổ phần Hoàng Gia ĐL; dự án Khu nghỉ dưỡng Hoàng Anh - Đà Lạt của Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai; Khu nghỉ mát Anna Mandara Villas Đà Lạt của Công ty CP phát triển Du lịch Tân An; Khu biệt thự du lịch Bắc Sơn của Công ty TNHH Tí Nị; Điểm du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Hoa Sơn – Resort của Công ty TNHH Vạn Thành;…

UBND thành phố Đà Lạt cho biết, trong số 201 dự án nêu trên có 33 dự án đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư; 102 dự án đã hoàn thành toàn phần; 28 dự án đã triển khai, đã xây dựng, hoàn thành 1 phần; 38 dự án đã triển khai, đã xây dựng nhưng chưa hoàn thành.

Một dự án trong khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm (ảnh minh họa)

Số phận của 27 dự án chậm tiến độ

UBND thành phố Đà Lạt cho biết, qua rà soát, trên địa bàn thành phố hiện có 33 dự án trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư (chưa đưa đất vào sử dụng).

Trong đó, có 4 dự án chưa sử dụng đất để triển khai do mới cấp chủ trương đầu tư; 2 dự án chưa sử dụng đất do có văn bản gia hạn tiến độ đầu tư; 27 dự án chưa sử dụng đất do chậm tiến độ đầu tư.

Hai mươi bảy dự án chậm tiến độ đầu tư gồm, Trung tâm thương mại và Khách sạn 3 sao (Petro Mart) của Công ty CP DV&TM Petrolimex Lâm Đồng; dự án Đà Lạt Plaza (Đầu tư Khu liên hợp Khách sạn - trung tâm thương mại) của Công ty CP Du Lịch Delta; dự án Du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng Tâm Anh – Paradise của Công ty CP TV&ĐT Tâm Anh; dự án Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng đồi Thống Nhất của Công ty CP Đầu tư Thành Thành Công; dự án khu du lịch dưỡng Suối Hoa của Công ty DV Hàng không sân bay Tân Sơn Nhất.

Và dự án khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng thác Hang Cọp của Công ty cổ phần Bất Động Sản Phú Gia Hưng; dự án Xây dựng Khách sạn Golf 1 của Công ty CP du lịch Thành Thành Công; dự án KDL nghỉ dưỡng bán kiên cố (Tổ hợp khách sạn, căn hộ thương mại cao cấp Đà Lạt (Dalat star hill) của Công ty cổ phần Đầu tư Song Kim; Khu du lịch nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí dã ngoại Sài Gòn - Đà Lạt của Công ty CP Đầu tư và Du lịch Sài Gòn - Lâm Đồng; dự án Khu Du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng hồ Đa Thiện của Công ty CP ĐT & KD Golf Long Thành.

Bên cạnh đó còn có dự án đầu tư tại Khu du lịch Tuyền Lâm của Công ty cổ phần Du lịch Phúc; dự án đầu tư tại Khu du lịch Tuyền Lâm của Công ty TNHH TM -DV Phương Nam Việt; dự án Khu biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp của Công ty TNHH Đất Việt - Đà Lạt; dự án Khu căn hộ và dịch vụ tổng hợp Sun Garden Đà Lạt của Công ty cổ phần quản lý đầu tư STC; Khu nhà ở thung lũng hoa Đà Lạt của Công ty TNHH đầu tư xây dựng thương mại Sài Gòn; dự án Khu tái định cư, khu dân cư phường 7, thành phố Đà Lạt của Công ty CP Chăn nuôi Gà Đà Lạt;….

Đối với 27 dự án chậm tiến độ trong 33 dự án còn dừng ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư nêu trên, UBND thành phố Đà Lạt kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết theo nhiều hướng khác nhau.

Cụ thể, đối với các dự án đã có kết luận thanh tra của cấp có thẩm quyền, kiến nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư Lâm Đồng tiếp tục phối hợp các đơn vị liên quan để tổ chức kiểm tra, tham mưu UBND tỉnh xử lý theo quy định của kết luận thanh tra (nếu có).

Đối với các dự án khác, UBND thành phố Đà Lạt đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư Lâm Đồng phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường giải quyết theo các quy định của pháp luật có liên quan.

  • Cầu nhiều, cung ít, đất nền tách thửa chiếm sóng đầu tư tại Lâm Đồng

    Cầu nhiều, cung ít, đất nền tách thửa chiếm sóng đầu tư tại Lâm Đồng

    Giữa thời điểm nhu cầu đầu tư đất nền lớn nhưng nguồn cung các dự án mới được cấp lại nhỏ giọt, UBND tỉnh Lâm Đồng vừa cho phép tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hiến đất làm đường, phân lô, tách thửa nhằm mục đích kinh doanh bất động sản. Liệu động thái này có là giải pháp giúp cho thị trường bất động sản Lâm Đồng phát triển ổn định và lành mạnh hơn trong thời gian tới?

Lê Phước Bình
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.