Trong văn bản, Pomina cho biết, do những diễn biến phức tạp của tình hình Covid-19 trong năm 2021, việc thu thập thư xác nhận từ các nhà thầu Trung Quốc gặp nhiều khó khăn do chính sách Zero Covid của nước này. Chính vì thế, tiến độ phát hành báo cáo tài chính đã kiểm toán bị trễ để đảm bảo thu thập đủ bằng chứng kiểm toán.
Bước sang năm 2022, việc thu thập các bằng chứng kiểm toán cho giả định hoạt động liên tục cần nhiều thời gian để hoàn thiện. Công ty vẫn đang trong quá trình thu thập ý kiến phản hồi và xác nhận từ phía ngân hàng.
Pomina sẽ cân đối dòng tiền để khắc phục tình trạng âm vốn chủ sở hữu
Cũng trong văn bản trên, phía Pomina cam kết công bố Báo cáo tài chính đúng thời hạn kịp thời. Ngoài ra, công ty sẽ chuẩn bị các phương án để đảm bảo tiến độ cho việc thu thập bằng chứng kiểm toán như xác nhận công nợ từ nhà cung cấp nước ngoài; cân đối dòng tiền để khắc phục tình trạng âm vốn chủ sở hữu.
Bên cạnh đó, Pomina sẽ tiếp tục làm việc với các ngân hàng, duy trì giới hạn tín dụng, cơ cấu lại các khoản vay, gia hạn nợ và điều chỉnh lại thời gian cho vay dài hơn.
Pomina cũng đề nghị các cơ quan có thẩm quyền cân nhắc trường hợp của công ty và tạo điều kiện cho cổ phiếu POM được gỡ trạng thái cảnh báo trong thời gian tới.
Trước đó, HoSE đã công bố quyết định chuyển cổ phiếu POM vào diện cảnh báo từ ngày 17/4 do doanh nghiệp này chậm nộp báo cáo tài chính năm đã kiểm toán trong 2 năm liên tiếp, thuộc trường hợp chứng khoán bị đưa vào diện kiểm soát theo quy định.
Trước khi cổ phiếu vào diện cảnh báo, Pomina đã có văn bản xin được chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán 2022 vì việc thu thập các xác nhận từ nhà cung cấp nước ngoài của phía kiểm toán chưa đầy đủ nên chưa thể hoàn thành theo thời hạn nộp BCTC đã kiểm toán theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, yêu cầu này của doanh nghiệp không được Ủy ban Chứng khoán Nhà chấp thuận. Cụ thể, ngày 6/4, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có văn bản gửi Thép Pomina, cho biết lý do xin tạm hoãn của công ty không thuộc trường hợp được tạm hoãn công bố thông tin theo quy định và đề nghị công ty thực hiện công bố thông tin.
Năm 2022, Pomina là doanh nghiệp lỗ nặng nhất ngành thép với mức lỗ sau thuế tới 1.169 tỉ đồng, trong khi cùng kỳ có lãi hơn 206 tỉ đồng.
Tại thời điểm 31/12/2022, Pomina có gần 4.000 tỉ đồng tài sản ngắn hạn, trong đó tiền mặt chỉ hơn 200 tỉ đồng. Hàng tồn kho giảm mạnh xuống còn gần 1.200 tỉ đồng, trong khi đầu năm lên tới 4.700 tỉ đồng.
Tổng nợ phải trả hơn 8.509 tỉ đồng tại thời điểm cuối năm 2022, trong đó nợ ngắn hạn lên tới 7.700 tỉ đồng, trong đó nợ vay tài chính ngắn hạn là 5.432 tỉ đồng. Vốn chủ sở hữu giảm gần 1.200 tỉ đồng, còn hơn 2.500 tỉ đồng tại thời điểm cuối năm 2022.
-
Novaland nói gì về việc cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo?
Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, mã chứng khoán NVL) vừa có văn bản gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) giải trình khắc phục diện cảnh báo của cổ phiếu NVL.
-
Cổ phiếu Thép Pomina bị đưa vào diện kiểm soát từ ngày 17/4
Cổ phiếu POM của Thép Pomina bị HoSE đưa vào diện kiểm soát do chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán trong 2 năm liên tiếp.
-
Hãng thép 50 năm tuổi tại miền Nam sắp được rót thêm vốn để xây nhà máy tại Đồng Nai, quy mô dự án gấp 2,6 lần vốn chủ
Dự án nhà máy sản xuất thép cán xây dựng, bổ sung công đoạn luyện phôi thép với công suất 150.000 tấn/năm của Thép Nhà Bè được xây dựng tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 - Nhơn Phú, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai....
-
Những chiếc vỏ container “made in Vietnam” tiêu tốn tới 2.200 tỷ đồng của ông chủ Hòa Phát
Tại thời điểm cuối quý 3/2024, tổng vốn đầu tư tại dự án nhà máy sản xuất container Hòa Phát xấp xỉ 2.200 tỷ đồng, sau khi doanh nghiệp này rót thêm khoảng 300 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm nay....
-
SSI khuyến nghị mua ngay một cổ phiếu “ông lớn” ngành thép với tiềm năng sinh lời gấp 4 lần lãi suất gửi tiết kiệm
Trong ngắn hạn, sự phục hồi của giá thép gần đây, sản lượng tiêu thụ tăng và triển vọng đóng góp từ nhà máy mới sẽ là những yếu tố hỗ trợ giá cổ phiếu của nhà sản xuất thép này.