“Mở rộng loại hình, sản phẩm du lịch văn hóa”
Ông Shojo Nishikawa, Chủ tịch Tập đoàn P&I Resort (Nhật Bản), Chủ đầu tư Pulchra Đà Nẵng
Miền Trung nói chung và Đà Nẵng nói riêng có lợi thế rất lớn để phát triển các dự án BĐS nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, để phát triển các dự án hiệu quả, ngoài việc đồng bộ hệ thống hạ tầng, các địa phương cần quan tâm hơn nữa phát triển các sản phẩm du lịch, bảo tồn các di sản văn hóa. Đặc biệt, cần tăng cường mở các đường bay quốc tế đến khu vực này để đáp ứng tốt nhu cầu của du khách ở các nước Đông Bắc Á, Đông Âu,…
“Dân đầu cơ ít để ý đến BĐS du lịch”
Ông Phạm Vũ Hải Anh, Tổng giám đốc Đại Lải Flamingo
Thị trường BĐS nói chung đúng là đang rất khó khăn và phân khúc BĐS nghỉ dưỡng cũng chịu những tác động tiêu cực. Tuy nhiên, lĩnh vực BĐS du lịch, nghỉ dưỡng vẫn có sự khác biệt nhất định: đó là việc BĐS nghỉ dưỡng ít bị giới đầu cơ lao vào. Sản phẩm này thường tập trung vào các khách hàng có tiềm lực, có nhu cầu nghỉ ngơi, sống nghỉ dưỡng cao cấp, nên tại thời điểm khó khăn nhất, nó vẫn có đất sống và phát triển.
Với những đặc trưng riêng, không thu hút dân đầu cơ, nên các doanh nghiệp phát triển BĐS du lịch, nghỉ dưỡng đòi hỏi phải có lượng vốn lớn và có một cái nhìn dài hơi.
Thực tế thời gian qua, do thị trường khó khăn nên nếu doanh nghiệp không chuyên nghiệp, không có cái nhìn dài hơi thì sẽ rất khó khăn. Nhưng nếu doanh nghiệp nào vẫn tiếp tục bán hàng, tiếp tục đầu tư, có nghĩa là doanh nghiệp đó đã có sự chuẩn bị từ trước và có nguồn tài chính khá dồi dào.
Do việc đầu tư vào BĐS du lịch nghỉ dưỡng đòi hỏi nguồn vốn lớn, việc thu hồi vốn lại chậm, nên nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn chọn giải pháp an toàn, là đầu tư vào các khu vực miền Trung hoặc miền Nam, để có thể kinh doanh dịch vụ được trong suốt 4 mùa. Trong khi ngoài miền Bắc, việc kinh doanh du lịch nghỉ dưỡng gặp nhiều hạn chế vì thời tiết có 4 mùa, nhưng nếu đầu tư bài bản, có chiến lược kinh doanh tốt, thì khả năng thành công vẫn rất cao. Cụ thể, tại Dự án Flamingo Đại Lải, do có đội ngũ kinh doanh và maketing tốt nên trong năm 2012 rất khó khăn, Khu du lịch nghỉ dưỡng Flamingo vẫn có tỷ lệ lấp đầy rất cao. Tại thời điểm này, Flamingo Đại Lải hầu như đều được đăng ký kín phòng.
“Áp dụng chính sách bán hàng thức thời”
Bà Lê Uyên Phương, Trưởng phòng Marketing Dự án The Song
Thời gian trước đây, hàng loạt dự án BĐS nghỉ dưỡng và bán nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng đã cố vẫy vùng nhằm tìm ra hướng đi mới thông qua nhiều chương trình mang tính khởi động, lấy đà cho chu kỳ phát triển mới, nhưng vẫn chưa mang lại kết quả như mong muốn.
Gần đây, phân khúc BĐS nghỉ dưỡng cao cấp Đà Nẵng đánh dấu sự ra mắt dòng sản phẩm mới, mang thương hiệu The Song - Danang Beach Villas, do CTCP Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng (SDN - thành viên Tập đoàn đầu tư Sài Gòn - SGI) làm chủ đầu tư, với hai mẫu biệt thự cao cấp mang tên Serenade và Nocturne.
Do tình hình thị trường còn nhiều khó khăn, khách hàng hạn chế chi tiêu nên The Song đã áp dụng chính sách bán hàng rất thức thời, bên cạnh chính sách giá dao động từ 22,5 tỷ đồng đến 26 tỷ đồng cho mỗi căn, The Song còn áp dụng phương thức thanh toán linh hoạt kéo dài 11 - 14 tháng, phù hợp với điều kiện tài chính của nhiều khách hàng.
Trong lúc thị trường còn chưa có tín hiệu phục hồi, chủ đầu tư đã hỗ trợ khách hàng thông qua việc điều chỉnh giá đất ven biển giảm từ 20 - 30% so với năm ngoái, qua đó giá thành cho biệt thự nghỉ dưỡng ven biển tại The Song có giá hợp lý hơn. Chưa kể, khách hàng còn được Navibank và BIDV hỗ trợ vay mua trả góp đến 80% giá trị biệt thự.
“Cộng sinh” với khách hàng để cùng thành công
Ông Lê Đức Hải, Chủ tịch HĐQT INT Group
Tôi đánh giá phân khúc BĐS nào, trong thời điểm nào cũng có cơ hội của nó, vì phân khúc nào cũng có những đối tượng khách hàng có nhu cầu. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn hiện nay, BĐS du lịch, nghỉ dưỡng dường như lại có nhiều lợi thế hơn các phân khúc BĐS thương mại khác, vì phân khúc này từ trước đến nay hướng đến những người có nhu cầu thực sự nhiều hơn là giới đầu cơ. Ngoài ra, nhu cầu sở hữu, sử dụng của loại hình này là rất lớn nhưng việc khai thác trên thực tế còn nhiều hạn chế.
Đặc trưng của phân khúc này là cần lượng vốn đầu tư lớn, việc thu hồi vốn lại kéo dài. Vì thế, các doanh nghiệp nước ngoài với lợi thế nguồn vốn lớn, việc đầu tư có chiến lược, bài bản, khả năng thành công của họ hiện nay lớn hơn các doanh nghiệp trong nước.
Nói như vậy không có nghĩa doanh nghiệp trong nước đầu tư vào BĐS du lịch, nghỉ dưỡng là không thành công. Bởi nhiều doanh nghiệp trong nước thời gian qua đã đi theo một hướng riêng, phát triển “cộng sinh” với khách hàng, bán cho khách hàng sản phẩm để khách hàng đầu tư rồi cùng khai thác. Khảo sát của INT cho thấy tỷ lệ lấp đầy dịch vụ tại các dự án nghỉ dưỡng hiện nay rất cao.
“Không có một cái nhìn dài hơi thì rất khó thành công”
Ông Hà Mạnh Dũng, Chủ tịch Tập đoàn Giico
Ai cũng đều biết rằng, thị trường BĐS nói chung hiện đang trong vòng xoáy khó khăn và phân khúc BĐS du lịch, nghỉ dưỡng cũng vậy. Tuy nhiên, tiềm năng của phân khúc này còn
rất lớn.
Tôi nói vậy là vì Việt Nam có nhiều lợi thế phát triển du lịch, như sự ổn định chính trị, có hệ thống cảnh quan thiên nhiên rất đẹp và khí hậu ôn hòa. Những năm gần đây, các tour du lịch từ các nước Đông Á, Trung Quốc, Nhật Bản, châu Âu vào Việt Nam tăng khá nhanh. Bên cạnh đó, nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng của người Việt Nam cũng tăng liên tục trong những năm gần đây.
Mặc dù phân khúc này rất tiềm năng, nhưng không phải doanh nghiệp nào đầu tư vào cũng thành công. Bởi việc tìm được một vị trí đầu tư dự án du lịch nghỉ dưỡng là rất khó.
Trong khi đó, các doanh nghiệp trong nước có nguồn vốn hạn chế, nhiều doanh nghiệp đầu tư vào BĐS chỉ muốn bán nhanh để thu tiền nhanh. Song đặc trưng của việc đầu tư vào BĐS du lịch, nghỉ dưỡng lại khác, nếu không có chiến lược đúng, không có đủ nguồn tài chính và không có một cái nhìn dài hơi thì rất khó thành công.
Chẳng hạn, nếu đầu tư vào một khu du lịch 5 sao, ngoài việc anh phải có nguồn vốn tự có rất lớn, bao giờ doanh nghiệp cũng phải có cái nhìn dài hạn từ 10 năm trở lên, chứ nếu muốn thu hồi vốn và có lãi ngay lập tức thì rất khó.
-
Lật lại những dự án ngàn tỷ Kỳ 3: “Bánh vẽ” Công viên phần mềm Thủ Thiêm
Khởi đầu rình rang với mức đầu tư 1,2 tỷ USD, chủ đầu tư còn tuyên bố đây là dự án công viên phần mềm lớn nhất ASEAN cùng viễn cảnh hoành tráng khi đi vào hoạt động. Nhưng trên thực tế chủ đầu tư chẳng làm gì và liên tục yêu sách để cuối cùng phải trở về con số không.
-
Để người nghèo có nhà ở rẻ, đẹp
Thiết kế ra những căn hộ rẻ tiền, đảm bảo tiện ích nhưng vẫn mang tính thẩm mỹ cao là trách nhiệm của giới kiến trúc sư khi mà nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp (TNT) được dự báo sẽ chiếm lĩnh thị trường bất động sản trong một tương lai gần. “Người nghèo cũng có nhu cầu và có quyền được ở những căn hộ thiết kế đẹp”, đó là ý kiến của ông Nguyễn Tấn Vạn (ảnh), Chủ tịch Hội kiến trúc sư Việt Nam trong cuộc trao đổi về vấn đề nhà ở cho người nghèo.
-
Giảm thuế cho bất động sản: Kỳ vọng kích cầu và giải quyết tồn kho
Tại dự thảo Nghị quyết về một số giải pháp thuế tháo gỡ khó khăn cho DN (do Bộ Tài chính soạn thảo) sắp được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận, Chính phủ đề xuất giảm thuế GTGT trong lĩnh vực bất động sản.
-
Bất động sản nghỉ dưỡng sẽ phục hồi ra sao trong năm 2025?
Sau một khoảng thời gian trầm lắng tương đối dài, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng 2025 được dự báo có thêm nhiều tín hiệu tích cực, thúc đẩy tiến trình phục hồi. Trong đó là những dấu ấn nổi bật về tăng trưởng khách du lịch năm 2024 và những kỳ vọ...
-
Thanh khoản bất động sản nghỉ dưỡng nhiều nơi gần như đóng băng
Trong báo cáo thị trường tháng 11, DKRA cho biết phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng và các vùng lân cận tiếp tục duy trì trạng thái ảm đạm.
-
Bao giờ bất động sản nghỉ dưỡng mới “tan băng”?
Mặc dù nguồn cung ghi nhận có tăng nhẹ nhưng thanh khoản thị trường vẫn ở mức thấp. Lượng giao dịch tập trung ở những sản phẩm có giá bán dưới 10 tỷ đồng/căn.