CPI tháng 5 tăng 1,53% so với tháng 12/2024; tăng 3,24% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 5 tháng đầu năm 2025, CPI tăng 3,21% so với cùng kỳ năm trước;
Trong mức tăng 0,16% của CPI tháng 5/2025 so với tháng trước, có 10 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng; riêng chỉ số giá nhóm giao thông giảm.
10 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng gồm:
Tốc độ tăng/giảm CPI tháng 5/2025 so với tháng trước. Nguồn: Cục Thống kê
Nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,73% với giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở, giá thuê nhà, giá điện sinh hoạt, nước tăng.
Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,43%, tập trung chủ yếu ở một số mặt hàng như đồ trang sức tăng theo giá vàng trong nước và thế giới, hàng chăm sóc cơ thể, túi xách, vali,... Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,28%. Nhóm bưu chính, viễn thông tăng 0,21%.
Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,19%. Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,14%. Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,05%. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,03%. Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,02%; Nhóm giáo dục tăng 0,01%.
Riêng nhóm giao thông giảm giảm 0,42%, chủ yếu do chỉ số giá dầu diezen giảm 2,33%; chỉ số giá xăng giảm 1,20% do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá xăng dầu trong nước theo giá xăng dầu thế giới. Ở chiều ngược lại, một số nhóm hàng tăng giá: Giá nhóm bảo dưỡng phương tiện đi lại tăng 0,36%; giá vận tải hành khách bằng đường thủy tăng 0,89%;...
Lạm phát cơ bản tháng 5/2025 tăng 0,33% so với tháng trước và tăng 3,33% so với cùng kỳ năm trước.
Bình quân năm tháng đầu năm 2025, lạm phát cơ bản tăng 3,10% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng 3,21% của CPI bình quân chung, chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm, điện sinh hoạt, giá dịch vụ y tế là yếu tố tác động làm tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.
-
Giá nhà ở thuê, giá thực phẩm tăng đẩy CPI tháng 4/2025 tăng 0,07%
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2025 tăng 0,07% so với tháng trước chủ yếu do giá nhà ở thuê, giá thực phẩm và ăn uống ngoài gia đình tăng.
-
Giá nhà ở, thực phẩm, dịch vụ giao thông tăng làm CPI tháng 2/2025 tăng 0,34%
Theo Tổng cục Thống kê, giá thịt lợn tăng do thiếu hụt nguồn cung, giá ăn uống ngoài gia đình, giá nhà ở thuê và giá dịch vụ giao thông tăng theo nhu cầu tiêu dùng là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 02/2025 tăng.
-
Giá nhà thuê, giá xăng dầu tăng đẩy CPI tháng 12/2024 tăng 0,29%
Theo Tổng cục Thống kê, một số địa phương thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo Thông tư số 21/2024/TT-BYT, giá nhà ở thuê, giá xăng dầu tăng là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2024 tăng 0,29% so với tháng trước. So với tháng 12/2023, CPI tháng 12 tăng 2,94%.








-
Việt Nam gấp rút tận dụng 17 FTA, đàm phán 7 hiệp định mới
Tối 22/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị với các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, nhằm thúc đẩy mạnh mẽ công tác ngoại giao kinh tế trong 6 tháng cuối năm 2025 – giai đoạn then chốt để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm 8,3...
-
Đề xuất xây dựng trung tâm nguyên phụ liệu thời trang, tăng sức bật cho ngành da giày - dệt may
Chiều 22/7, tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với các trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhằm thúc đẩy ngoại giao kinh tế, bà Nguyễn Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam đề xuất xây dựng trung tâm đ...
-
Việt Nam đề nghị Mỹ hỗ trợ trở thành trung tâm công nghệ cao và mắt xích bán dẫn toàn cầu
Chiều 21/7, tại Trụ sở Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đã tiếp Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper. Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương khẳng định mong muốn Mỹ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trở thành trung tâm công nghệ cao kh...