Giá nhà ở, thực phẩm, dịch vụ giao thông tăng làm CPI tháng 2/2025 tăng 0,34%. Hình minh họa
Cụ thể, CPI tháng 2 tăng 0,34% so với tháng trước; tăng 1,32% so với tháng 12/2024 và tăng 2,91% so với cùng kỳ năm 2024. Bình quân hai tháng đầu năm 2025, CPI tăng 3,27% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,97%.
Trong mức tăng 0,34% của CPI tháng 02/2025 so với tháng trước có 09 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, 02 nhóm hàng có chỉ số giá giảm.
Nhóm giao thông tăng cao nhất với 0,63% do nhu cầu đi lại của người dân tăng vào dịp đầu năm,...
Nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,55% do giá nhà thuê tăng sau dịp Tết, giá bất động sản ở mức cao khiến nhiều chủ hộ tăng giá thuê để phù hợp với giá trị tài sản. Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0,09% do giá xi măng, giá thép tăng theo chi phí nguyên vật liệu đầu vào;...
Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,43%; Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,31%, trong đó, chỉ số giá nhóm dịch vụ y tế tăng 0,36% do một số địa phương triển khai áp dụng giá dịch vụ y tế mới .
Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,18%, chủ yếu tăng giá ở một số mặt hàng: Nhóm đồ trang sức tăng 4,32%; dịch vụ cưới hỏi tăng 0,31%; máy dùng điện cho chăm sóc cá nhân tăng 0,25%; Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,17%;
Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,12% do nhu cầu tiêu dùng trong các lễ hội đầu năm mới; Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,05% do chi phí nguyên nhiên vật liệu và vận chuyển tăng; Nhóm giáo dục tăng nhẹ 0,02% do giá văn phòng phẩm tăng;...
Lạm phát cơ bản tháng 02/2025 tăng 0,3% so với tháng trước và tăng 2,87% so với cùng kỳ năm trước.
Bình quân hai tháng đầu năm 2025, lạm phát cơ bản tăng 2,97% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 3,27%) chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm, điện sinh hoạt, giá dịch vụ y tế là yếu tố tác động tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính toán lạm phát cơ bản.
-
Giá nhà thuê, giá xăng dầu tăng đẩy CPI tháng 12/2024 tăng 0,29%
Theo Tổng cục Thống kê, một số địa phương thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo Thông tư số 21/2024/TT-BYT, giá nhà ở thuê, giá xăng dầu tăng là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2024 tăng 0,29% so với tháng trước. So với tháng 12/2023, CPI tháng 12 tăng 2,94%.
-
Giá điện, giá nhà thuê tăng kéo CPI tháng 11/2024 tăng 0,13%
Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá điện sinh hoạt, giá nhà ở thuê và vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2024 tăng 0,13% so với tháng trước.
-
Giá thuê nhà, giá lương thực tăng đẩy CPI tháng 10/2024 tăng 0,33%
Theo Tổng cục Thống kê, giá lương thực, thực phẩm tiếp tục tăng do ảnh hưởng bởi mưa bão, giá xăng dầu trong nước tăng theo giá thế giới, giá nhà ở thuê tăng là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2024 tăng 0,33% so với tháng trước. CPI tháng 10 tăng 2,52% so với tháng 12/2023 và tăng 2,89% so với cùng kỳ năm trước.








-
LG tiếp tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam, kỳ vọng sâu chuỗi giá trị toàn cầu
Chiều 4/4, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đã tiếp ông Choi In Kwan, Tổng Giám đốc Công ty TNHH LG Display Việt Nam Hải Phòng – đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn LG (Hàn Quốc), một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việ...
-
Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, Việt Nam sẵn sàng trao đổi với phía Mỹ để đưa mức thuế nhập khẩu về 0% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ. Đồng thời đề nghị Mỹ áp dụng mức thuế tương tự đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, tiếp tục nhập khẩu nhiều hà...
-
Tổng thống Burundi thăm chính thức Việt Nam: Bước tiến mới trong quan hệ hợp tác Việt Nam - châu Phi
Sáng 4/4, Lễ đón chính thức Tổng thống Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và Phu nhân đã diễn ra trọng thể tại Phủ Chủ tịch, do Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân chủ trì. Sự kiện mở ra giai đoạn hợp tác mới giữa Việt Nam và quốc gia Đông Phi ...