Tháng 3 có đến 8/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tính vào CPI có chỉ số giá giảm.
Giảm mạnh nhất là nhóm giao thông với 0,77% do thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ khu vực ASEAN giảm xuống 0% làm giá bán ô tô trong nước giảm theo; giá xăng dầu giảm 1,3% so với tháng trước và giá vé ô tô khách, tàu hỏa giảm sau dịp tết Nguyên đán 2018.
Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,62% do giá các mặt hàng thực phẩm tươi sống giảm sau Tết Nguyên đán, làm CPI chung giảm 0,23%.
Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,28%, chủ yếu do các doanh nghiệp trong nước điều chỉnh giảm giá gas từ ngày 1/3/2018.
Nhóm đồ uống và thuốc lá giảm 0,28%; May mặc, mũ nón, giày dép giảm 0,17%; Văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,09%; Bưu chính viễn thông giảm 0,04%; Hàng hóa và dịch vụ khác giảm 0,1%.
Các nhóm hàng hóa và dịch vụ còn lại có chỉ số giá tăng: Thuốc và dịch vụ y tế tăng 1,98% do trong tháng có 9 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế cho đối tượng không có thẻ bảo hiểm y tế, tác động làm CPI chung tăng 0,1%; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,02%; giáo dục tăng 0,01%.
Lạm phát cơ bản tháng 3/2018 giảm 0,09% so với tháng trước và tăng 1,38% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân quý 1/2018 tăng 1,34% so với bình quân cùng kỳ năm 2017.








-
Giá vật liệu xây dựng, xăng dầu tăng cao đẩy CPI tháng 6/2025 tăng 0,48%
Theo Cục Thống kê, chủ yếu do giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở, đặc biệt là cát, đá, gạch tăng cao bất thường, xăng dầu tăng theo giá nhiên liệu thế giới khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2025 tăng 0,48% so với tháng trước....
-
CPI tháng 4 tăng 0,07%
Giá xăng dầu tăng theo giá nhiên liệu thế giới là nguyên nhân chính làm CPI tháng 4/2024 tăng 0,07% so với tháng trước.
-
Giá xăng, giá gạo, giá thuê nhà đẩy CPI tháng 8 tăng 0,88%
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2023 tăng 0,88% so với tháng trước.