CafeLand - Hiện nay, không ít doanh nghiệp đang gặp khó khăn vì dịch bệnh Covid-19 gây ra; trong đó, có các công ty bất động sản thiếu tiền để trả lương cho nhân viên, thậm chí là hết nguồn tiền để chi lương. Bởi vậy, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Luật sư Phạm Thanh Hữu, Đoàn luật sư TP. Hồ Chí Minh nhằm làm rõ về vấn đề này, góp phần giải toả phần nào khó khăn cho các công ty bất động sản.

PV: Do tình hình dịch bệnh Covid-19 gây ra nên nhiều công ty bất động sản đang gặp khó khăn, vậy công ty có được quyền nợ tiền lương của nhân viên, đến khi nào có tiền thì công ty mới thực hiện chi trả tiền lương cho nhân viên hay không, thưa luật sư?

Luật sư Phạm Thanh Hữu: Căn cứ vào Điều 96 Bộ luật lao động năm 2012 và Điều 24 Nghị định 05/2015/NĐ-CP của Chính phủ, công ty phải trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn cho người lao động. Trường hợp đặc biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì không được trả chậm quá 01 tháng.

Như vậy, trong trường hợp này, công ty bất động sản gặp khó khăn về mặt tài chính do dịch bệnh Covid-19 gây ra thì có thể chậm trả lương cho nhân viên với thời hạn tối đa là 01 tháng.

PV: Trong trường hợp trả lương chậm như trên thì công ty có phải trả thêm tiền lãi cho nhân viên hay không, thưa luật sư?

Luật sư Phạm Thanh Hữu: Trong trường hợp này, nếu thời gian trả lương chậm dưới 15 ngày thì công ty không phải trả thêm tiền cho nhân viên. Nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương. Khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không quy định trần lãi suất thì được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương.

Lưu ý, pháp luật quy định như trên là nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động; tuy nhiên, nếu người lao động cảm thông và chia sẻ khó khăn không mong muốn này với công ty thì có thể không nhận tiền lãi nhằm giúp công ty sớm vượt qua khó khăn.

PV: Trong trường hợp quá 01 tháng mà công ty vẫn không có đủ tiền để trả lương cho nhân viên thì phải làm sao, thưa luật sư?

Luật sư Phạm Thanh Hữu: Trong trường hợp khó khăn đến mức như trên thì công ty cần tính đến phương án vay tiền để trả lương cho nhân viên, nhằm đảm bảo cho người lao động có thu nhập để trang trải cho cuộc sống của họ và gia đình.

Lưu ý, hiện tại Chính phủ đang nghiên cứu phương án cho doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19 được phép vay tiền từ Ngân hàng Chính sách xã hội không lãi suất để trả lương cho nhân viên. Doanh nghiệp cần theo dõi những thông tin tiếp theo về chính sách này để đảm bảo được quyền lợi vay tiền nhằm giải quyết khó khăn lúc này, ổn định đời sống cho nhân viên và gia đình của họ.

PV: Vâng, xin cảm ơn luật sư!

Nguyễn Nguyên
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • eMagazine: Sun Group tìm hướng đi mới trong tâm dịch

    eMagazine: Sun Group tìm hướng đi mới trong tâm dịch

    Tìm hướng đi mới, xoay chuyển tình thế từ bị động sang chủ động gắn với tinh thần “3T” là cách mà Sun Group lựa chọn để đối mặt và vượt qua những thách thức mà đại dịch Covid-19 đặt ra. Trong một buổi trò chuyện cuối năm, bà Nguyễn Ngọc Thuý Linh, Tổ...

  • Đại dịch khiến nhu cầu mua ngôi nhà thứ hai lên cao kỷ lục

    Đại dịch khiến nhu cầu mua ngôi nhà thứ hai lên cao kỷ lục

    Đại dịch làm khối lượng tài sản của người giàu tăng lên nhanh chóng. Theo báo cáo, số cá nhân sở hữu tài sản trị giá trên 30 triệu USD đã tăng gần 10% vào năm ngoài. Điều này kéo theo nhu cầu cao kỷ lục đối với các bất động sản cao cấp hoặc những ngô...

  • Lợi nhuận homestay đâu chỉ đong đếm bằng tiền

    Lợi nhuận homestay đâu chỉ đong đếm bằng tiền

    Từ dạo bước chân vào làm homestay dù quy mô nhỏ xíu, mọi người vẫn mặc định tôi đang kinh doanh và thường hỏi về lợi nhuận. Đã là lợi nhuận thì nhất định câu trả lời phải bằng những con số, mọi câu trả lời khác được đánh giá thuộc dạng né tránh hoặc ...

 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.