Sử dụng kính là xu hướng
Hiện nay, những bức tường thô cứng của các công trình đang được thay thế bằng tấm kính khổ lớn ghép lại với nhau và liên kết bằng những vật liệu chuyên dụng đang được sử dụng rộng rãi. Bởi Kính là một trong những vật liệu điển hình trong kiến trúc mới mang đến vẻ đẹp hiện đại, sang trọng và tăng tính thẩm mỹ cho mỗi dự án.
Không những vậy, việc sử dụng kính còn giúp giải quyết những yêu cầu lớn hơn cho ngôi nhà như sự bảo mật, cách âm, bền với thời gian và lấy ánh sáng tự nhiên cho căn hộ.
Những bức từng thô cứng của các công trình đang được thay thế bằng kính
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại kính được sản xuất trên nền tảng công nghệ hiện đại nên có độ bền và tính thẩm mỹ cao. Trong quá trình lắp đặt kính được kết hợp với các phụ kiện để tạo sự chắc chắn cũng như mang đến một bức tường kính sang trọng cho toàn bộ công trình. Đó là lý do nhiều dự án bất động sản hiện nay ưu tiên vật liệu kính khi xây dựng các công trình.
Theo các chuyên gia trong ngành, Kính không chỉ đem lại cho người sử dụng cảm giác an toàn khi sử dụng, ngoài ra còn tăng khả năng chống ồn, chống bụi, dễ vệ sinh, lắp đặt, tận dụng triệt để ánh sáng tự nhiên. Do đó, kính được sử dụng tại nhiều hạng mục công trình như: cửa đi lại, vách ngăn, mặt dựng, ban công, lan can, cầu thang và trang trí nội thất.
“Sử dụng Kính cho công trình đang là xu hướng được các kiến trúc sư sử dụng trong toàn bộ mặt tiền ở nhiều công trình xây dựng trong những năm gần đây. Ngoài những ưu điểm về khả năng chịu lực cao, cách âm, cách nhiệt tốt, kính còn cho cảm giác mở rộng không gian và tầm nhìn. Loại vật liệu này cũng có tính thẩm mỹ cao trong kiến trúc, tăng hiệu quả thị giác và khả năng chiếu sáng”, ông Nguyễn Công Tấn, Kiến trúc sư một Công ty chuyên về xây dựng tại quận Bình Thạnh (TP.HCM) chia sẻ.
Tại tọa đàm “Kiến trúc mặt dựng kính”, PGS.TS Phạm Đức Nguyên chia sẻ, mỗi nguyên vật liệu sử dụng trong thiết kế, kiến trúc công trình đều ẩn chứa các ưu điểm và nhược điểm khác nhau, kính cũng vậy. Kính có nguy cơ tự nổ vỡ nếu sản phẩm không đảm bảo chất lượng trong quá trình gia công. Đó là lý do hiện nay khách hàng thường ưu tiên lựa chọn các loại kính được sản xuất bằng công nghệ tiên tiến, giúp tăng độ an toàn và thẩm mỹ cho kính.
Nhưng phải tiết kiệm năng lượng
Sử dụng Kính cho các công trình đang là xu hướng hiện nay, nhưng với sự thay đổi của thời tiết ngày càng phức tạp thì yếu tố tiết kiệm của những loại vật liệu phủ lớp ngoài là hết sức quan trọng. Bởi đây chính là lớp bảo vệ tốt nhất cho không gian và những người sử dụng bên trong công trình.
Nắm bắt được nhu cầu thiết thực này, từ tháng 7/2016, Công ty kính nổi Viglacera đã tiên phong đưa dây chuyền sản xuất kính tiết kiệm năng lượng bằng công nghệ phủ mềm đi vào hoạt động, với công suất 2,3 triệu m2/năm, sản phẩm đã được điểm định đạt tiêu chuẩn Châu Âu EN 1096:2012.
Bệnh viện Quân y 175 tại Gò Vấp (TP.HCM) sử dụng kính tiết kiệm năng lượng của Viglacera
Dây chuyền sản xuất kính tiết kiệm năng lượng Viglacera là dự án công nghệ cao được chuyển giao từ Tập đoàn Von Ardenne GmbH - một tập đoàn đến từ Đức với hơn 30 năm kinh nghiệm sản xuất và cung cấp thiết bị, công nghệ phủ chân không. Sau khi đi vào vận hành Nhà máy kính tiết kiệm năng lượng Viglacera tung ra thị trường 2 dòng sản phẩm kính phủ với tên gọi Low-E và Solar Control.
Thông tin từ Công ty Viglacera cho biết, Kính tiết kiệm năng lượng Viglacera có cấu trúc điển hình gồm từ 5 đến 8 lớp phủ. Theo đó, phôi kính trắng sau khi được nạp đầu vào sẽ qua máy rửa phôi bằng nước khử khoáng trước khi tiến hành phủ các lớp oxit kim loại, kim loại, lớp phủ nền Bạc, lớp phủ bảo vệ, chống ăn mòn... trong buồng chân không.
Đặc biệt, hệ thống nước để rửa phôi kính trước khi đưa vào phủ là hệ thống nước khử khoáng DI Water công nghệ lọc thẩm thấu RO qua 2 cấp RO1 và Ro2 để đảm bảo độ dẫn điện của nước thấp hơn 1 microsiemens. Do đó, bề mặt tấm kính phôi sau khi rửa rất sạch giúp đảm bảo các lớp phủ bám dính tốt nhất trên tấm kính.
Do vậy, dòng sản phẩm kính tiết kiệm năng lượng Solar Control được phủ 5 lớp hợp kim và kim loại để tạo ra tính chất kỹ thuật đặc trưng như tính phản xạ ánh sáng, độ chuyển sáng, độ hữu quang…
Còn với dòng kính Low- E phủ 8 lớp, trong đó lớp chính giữa là lớp bạc. Lớp Bạc này làm cho kính Low- E có khả năng hạn chế quá trình chuyền nhiệt từ môi trường bên ngoài vào bên trong phòng rất thấp và ngược lại.
Ghi nhận từ thực tế, hầu hết các công trình lớn trên thế giới đều đang sử dụng kính tiết kiệm năng lượng và các nhà đầu tư lớn của Việt nam cũng bắt đầu lựa chọn sử dụng sản phẩm này.
Có thể kể đến những công trình trọng điểm trong nước đã sử dụng kính tiết kiệm năng lượng của Viglacera như: Khu đô thị Eco Green Sài Gòn tại quận 7; Bệnh viện Quân y 175 tại Gò Vấp TP.HCM; Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 tại TP.Phủ Lý, Tỉnh Hà Nam; Đại Học Việt Đức tại Bình Dương; Bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Bình Dương…
Không chỉ đối với các dự án lớn, mà các công trình nhỏ, dân dụng cũng đang hướng đến dòng vật liệu này. Bởi Kính tiết kiệm năng lượng Viglacera đang tiên phong kiến tạo giải pháp xanh, thân thiện môi trường cho các công trình xây dựng Việt.
-
Kính tiết kiệm năng lượng - Giải pháp vật liệu xây dựng tối ưu cho nhà ở hiện đại
CafeLand – Những năm gần đây, ứng dụng vật liệu tiết kiệm năng lượng trongthi công xây dựng được sử dụng rộng rãi trên thế giới lẫn Việt Nam. Trong đó là sự ra đời của kính tiết kiệm năng lượng với các chức năng tối ưu hóa cho nhà ở hiện đại.