Hiện nay, nhu cầu xi măng trong nước phục hồi, song giá nguyên liệu đầu vào tăng cao đang gây áp lực cho các doanh nghiệp xi măng. Bên cạnh đó, sản lượng xi măng xuất khẩu có thể chững lại khiến mục tiêu tăng trưởng cho các doanh nghiệp này càng khó khăn.
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Xi măng Việt Nam, trong quý 1/2022, lượng xi măng tiêu thụ nội địa đạt hơn 13,5 triệu tấn. Trong đó, riêng tháng 3 ghi nhận tiêu thụ tăng lên gần 6 triệu tấn, tăng hơn 1 triệu tấn so với cùng kỳ năm ngoái, và tăng hơn 3,5 triệu tấn so với tháng trước.
Tuy nhiên, dù sản lượng tiêu thụ xi măng nội địa dự kiến tăng trưởng trở lại trong năm nay, nhưng biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp sản xuất gặp áp lực do cạnh tranh lớn cùng giá đầu vào tăng cao.
Trên thị trường, từ đầu năm, nhóm cổ phiếu xi măng cũng ghi nhận những phiên tăng nóng trong tháng 3 vừa qua, song nhịp tăng không kéo dài.
Cổ phiếu xi măng
Đơn cử, cổ phiếu BTS của công ty CP Xi măng Vicem Bút Sơn tăng 21,67%, cổ phiếu HT1 của công ty CP Xi măng Vicem Hà Tiên tăng 11,01%, cổ phiếu BCC của công ty CP Xi măng Bỉm Sơn tăng 14,72%… Theo đó, diễn biến tích cực này phản ánh kỳ vọng từ việc đẩy mạnh đầu tư công trong nước.
Thực tế, nhóm cổ phiếu xi măng tăng giá mạnh sau Tết, nhiều cổ phiếu đạt mức tăng trưởng ấn tượng, nhưng dường như không được chú ý nhiều khi mọi sự quan tâm đều đổ dồn về các ngành dầu khí, thép, phân bón… Cổ phiếu xi măng chỉ thật sự bùng nổ và gây thu hút đối với giới đầu tư vào lúc hầu hết các ngành khác gặp áp lực điều chỉnh.
Trong giai đoạn này, 2 mã cổ phiếu xi măng ghi nhận tăng trưởng mạnh nhất, đạt hơn 30% như cổ phiếu CQT của công ty Quán Triều tăng 34,29%; cổ phiếu BTS của công ty CP Xi măng Vicem Bút Sơn, tăng 32,23%, không hề kém cạnh so với cổ phiếu các nhóm ngành “hot” vừa qua. Nhiều mã đã vượt vùng đỉnh giá đã được thiết lập trong nhịp tăng trước đó.
Sự tăng trưởng mạnh của giá các cổ phiếu xi măng trong thời gian gần đây phản ánh kỳ vọng của nhà đầu tư rằng nhóm này sẽ tiếp tục được hưởng lợi trước đà tăng giá của xi măng trong tương lai.
Trong năm 2022, ngành xi măng đối diện với áp lực tăng chi phí đầu vào do giá nguyên liệu sản xuất đầu tăng. Trong đó, than là nguyên liệu chiếm khoảng 30% trong cơ cấu giá thành cho sản xuất xi măng. Cũng trong quý 1/2022, giá xi măng tăng từ 30.000 - 50.000 đồng/tấn, tăng 1-3% so với quý 4/2021.
Dự báo về thị trường xi măng năm 2022, các chuyên gia cho rằng sản lượng tiêu thụ xi măng nội địa sẽ tăng trưởng trở lại trong năm nay, tuy nhiên biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp sản xuất sẽ gặp áp lực lớn để duy trì như hiện nay do cạnh tranh lớn cùng áp lực từ giá đầu vào.
-
Doanh nghiệp xi măng trước áp lực cạnh tranh, nguyên liệu tăng giá
Dù sản lượng tiêu thụ xi măng nội địa dự báo tăng trở lại trong năm 2022, nhưng do nguyên liệu tăng giá cộng với sự cạnh tranh trên thị trường đã khiến biên lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành này giảm.
-
Lộ diện cái tên “đen” nhất ngành xi măng: Thua lỗ kéo dài, âm nặng vốn chủ, nợ một nữ đại gia 326 tỷ suốt hơn một thập kỷ
Tính đến ngày 30/6/2024, nợ phải trả của Xi măng Công Thanh ghi nhận hơn 19.550 tỷ đồng, trong đó nợ đi vay là hơn 7.300 tỷ đồng và các khoản chi phí lãi vay phải trả dài hạn là 10.557 tỷ đồng.
-
Âm vốn chủ sở hữu 7.700 tỷ, “khất nợ” nghìn tỷ trái phiếu đến hạn, kiểm toán cũng "cạn lời" với doanh nghiệp này
Phía kiểm toán tiếp tục từ chối đưa ra kết luận đối với báo cáo tài chính bán niên 2024 của Công ty CP Xi măng Công Thanh vì lỗ lũy kế, âm vốn chủ sở hữu và công ty chậm trả những khoản vay và trái phiếu đến hạn....
-
Nợ thuế tiền tỷ, nhà sản xuất xi măng 47 năm tuổi tại Tuyên Quang bị cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn
Công ty CP Xi măng Tuyên Quang vừa bị cơ quan thuế tỉnh Tuyên Quang ra quyết định cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn, do nợ thuế hơn 8,3 tỷ đồng.