Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) vừa chấp thuận niêm yết gần 1,79 tỷ cổ phiếu VPL của Công ty Cổ phần Vinpearl
Hồ sơ niêm yết được nộp từ đầu tháng 3 và được HOSE phê duyệt vào ngày 29/4. Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên của Vingroup, Chủ tịch Phạm Nhật Vượng xác nhận cổ phiếu VPL sẽ chính thức giao dịch trong tháng 5.
Trở thành công ty đại chúng từ cuối năm 2024, Vinpearl đã huy động hơn 5.000 tỷ đồng đầu năm nay thông qua phát hành riêng lẻ 70 triệu cổ phiếu cho 105 nhà đầu tư, với mức giá trung bình 71.350 đồng/cổ phiếu.
Nguồn vốn thu được đang được Vinpearl phân bổ cho nhiều dự án chiến lược: hơn 1.100 tỷ đồng góp vào VinWonders Nha Trang, 1.855 tỷ đồng mua lại gần toàn bộ cổ phần của Vinpearl Cửa Hội, 495 tỷ đồng đầu tư bất động sản tại Hà Giang, cùng hơn 1.500 tỷ đồng trả nợ và bổ sung vốn lưu động.
Vinpearl hiện vận hành 48 cơ sở lưu trú và vui chơi trên 18 tỉnh thành, bao gồm 31 khách sạn và resort với hơn 16.000 phòng. Doanh nghiệp có trụ sở tại đảo Hòn Tre, TP. Nha Trang.
Đáng chú ý, Vinpearl từng niêm yết trên HOSE vào năm 2008 nhưng bị hủy niêm yết năm 2011 sau khi sáp nhập với Vincom để hình thành Vingroup. Năm 2023, công ty tách trở lại thành đơn vị độc lập.
Quý I/2025, Vinpearl ghi nhận doanh thu 2.435 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế giảm mạnh còn 90 tỷ đồng, do doanh thu tài chính lao dốc từ hơn 3.200 tỷ xuống chỉ còn 514 tỷ đồng.
Tính đến cuối quý I, tổng tài sản của Vinpearl đạt hơn 78.000 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu chiếm 35.586 tỷ đồng. Nợ vay tài chính hơn 12.000 tỷ đồng, chủ yếu là nợ dài hạn.
Năm 2025, Vinpearl đặt mục tiêu doanh thu 14.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.700 tỷ đồng. Doanh nghiệp sẽ tiếp tục mở rộng hệ thống khách sạn, khu vui chơi và sân golf trong thời gian tới.
Cùng với Vingroup (VIC), Vinhomes (VHM) và Vincom Retail (VRE), Vinpearl là mảnh ghép tiếp theo của hệ sinh thái "họ Vin" góp mặt trên sàn chứng khoán. Riêng Vingroup hiện có vốn hóa gần 11 tỷ USD – cao nhất trong khối doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam.
-
Báo cáo tài chính năm hợp nhất năm 2024 đã kiểm toán cho thấy, tổng tài sản của Vinpearl đạt 76.483 tỷ đồng (khoảng 3 tỷ USD), tăng thêm 74% so với thời điểm đầu năm. Với con số này, Vinpearl không chỉ khẳng định vị thế doanh nghiệp nghỉ dưỡng lớn nhất Việt Nam mà còn đang tiệm cận quy mô của nhiều “ông lớn” trong ngành khách sạn, nghỉ dưỡng tại khu vực Đông Nam Á và châu Á.
-
Vinpearl của tỷ phú Phạm Nhật Vượng nộp hồ sơ niêm yết trên HoSE
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) đã nhận hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu của Công ty CP Vinpearl vào ngày 3/3.
-
CTCP Vinpearl đã công bố báo cáo kết quả đợt chào bán hơn 70 triệu cổ phiếu ra công chúng với giá 71.350 đồng/cổ phiếu.








-
Novaland chi hơn nghìn tỷ đầu tư vào đâu?
Dù kết quả kinh doanh quý 1/2025 vẫn ghi nhận lỗ trăm tỷ, Novaland vẫn chi hơn 1.400 tỷ đồng đầu tư vào doanh nghiệp sở hữu Khu du lịch suối nước nóng Bình Châu.
-
Địa ốc First Real giải trình lợi nhuận tăng gấp 26 lần nhờ sóng hồi bất động sản miền Trung
Công ty Cổ phần Địa ốc First Real (HOSE: FIR) vừa công bố văn bản giải trình về kết quả kinh doanh quý II/2025 với con số tăng trưởng lợi nhuận sau thuế khiến giới đầu tư không khỏi bất ngờ: tăng đến 2.665% so với cùng kỳ năm ngoái....
-
Đức Long Gia Lai giải trình biện pháp khắc phục tình trạng cổ phiếu bị cảnh báo
Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai (DLG) vừa có văn bản gửi Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) báo cáo về biện pháp và lộ trình khắc phục tình trạng cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo kể từ quý I/2025....