Mới đây, CTCP Sản xuất Xuất nhập khẩu Inox Kim Vĩ (Mã: KVC, sàn UPCoM) đã có giải trình về việc cổ phiếu tăng trần liên tiếp 5 phiên. Cụ thể, cổ phiếu KVC tăng hết biên độ 5 phiên từ 25/5 tới 31/5 và tiếp tục có phiên kịch trần thứ 6 lên ngưỡng 2.700 đồng/cp, tương đương tăng 108% chỉ trong khoảng 1 tuần.
Đáng nói, sự "bốc đầu" của KVC ghi nhận ngay sau khi cổ phiếu này được chính thức giao dịch trên sàn chứng khoán UPCoM từ ngày 25/5.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 1/6, cổ phiếu KVC tăng 12,5% so với phiên liền kề
Trong văn bản giải trình, phía KVC cho rằng, sau thời gian giá cổ phiếu giảm mạnh vì những ảnh hưởng từ thị trường chứng khoán, cổ phiếu KVC đã nhận được sự tín nhiệm của các nhà đầu tư, dẫn đến nhu cầu thực tế trên thị trường chứng khoán tăng cao.
“Các quyết định giao dịch của nhà đầu tư đối với cổ phiếu KVC nằm ngoài tầm kiểm soát của công ty và đơn vị này không có bất cứ tác động nào gây ảnh hưởng trực tiếp đến giá giao dịch trên thị trường” công ty khẳng định.
Trước đó, vào tháng 4/2023, HNX đã ban hành quyết định về việc hủy bỏ niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu KVC của CTCP Sản xuất Xuất nhập khẩu Inox Kim Vĩ. Ngày giao dịch cuối cùng của cổ phiếu này tại HNX là ngày 15/5 vừa qua.
Nguyên nhân hủy niêm yết là do kết quả sản xuất, kinh doanh của Công ty thua lỗ trong 3 năm liên tục (2020, 2021 và 2022), thuộc trường hợp hủy bỏ niêm yết bắt buộc theo quy định.
Năm nay, doanh nghiệp này lên kế hoạch kinh doanh với doanh thu 240 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2022. Khấu trừ chi phí, lợi nhuận sau thuế ở mức 5,6 tỷ đồng, trong khi năm ngoái lỗ 12 tỷ đồng.
Inox Kim Vĩ cho biết, các giải pháp đã đề ra cho năm 2022 do khó khăn vẫn chưa thực hiện xong, năm nay sẽ tiếp tục được thực hiện. Cụ thể, công ty sẽ tận dụng lợi thế hạ tầng: cho thuê kho xưởng và đất trồng đã cho thuê nhà xưởng 1 phần để khai thác nguồn thu. Đồng thời, tiết giảm chi phí quản lý và bán hàng. Về vấn đề Logistics, công ty sẽ thuê các nhà thầu vận tải bên ngoại...
Ngoài ra, công ty cũng nỗ lực tiết giảm chi phí lãi vay, dự kiến giảm dư nợ xuống còn 95 tỷ đồng vào quý 3/2023. Tính đến 31/3, công ty đang có dư nợ vay ngắn hạn là 116 tỷ đồng.
Được biết, CTCP Sản xuất Xuất nhập khẩu Inox Kim Vĩ tiền thân là Cơ sở sản xuất thép Kim Vĩ, được thành lập năm 1989. Năm 2008, doanh nghiệp chuyển đổi mô hình kinh doanh theo hình thức công ty cổ phần, với số vốn điều lệ ban đầu là 16 tỷ đồng.
Tháng 12/2014, Kim Vĩ đăng ký công ty đại chúng với Ủy ban chứng khoán Nhà nước. Chưa đầy nửa năm sau, cổ phiếu KVC chính thức được giao dịch trên HNX. Hiện nay, vốn điều lệ công ty đạt 495 tỷ đồng.
Trên thị trường chứng khoán, trong phiên ngày 2/6 cổ phiếu KVC đang giao dịch ở mức 2.800 đồng/cp.
-
Cắt margin trên HoSE gọi tên Tập đoàn Hoa Sen
Cổ phiếu HSG của Tập đoàn Hoa Sen bị cắt margin trên HoSE với lý do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trên báo cáo tài chính hợp nhất soát xét 6 tháng niên độ tài chính 2022-2023 là số âm.
-
Làm ăn bết bát, doanh nghiệp xi măng đồng loạt “thay máu” lãnh đạo cấp cao
Xi măng Bỉm Sơn và Xi măng La Hiên là những doanh nghiệp thông báo thay đổi trong đội ngũ lãnh đạo cấp cao thời gian gần đây.
-
Một doanh nghiệp vừa báo cáo cổ đông phương án xử lý vì trót "đu đỉnh" cổ phiếu Hòa Phát
“Đu đỉnh" cổ phiếu của Hòa Phát từ năm 2021 và đang gánh lỗ hàng trăm tỷ đồng, mới đây, khi được cổ đông hỏi về phương án xử lý, ban lãnh đạo Chứng khoán Trí Việt đã có câu trả lời.
-
Đại gia vật liệu xây dựng "thắng lớn" nhờ mảng bất động sản
Hoạt động cho thuê hạ tầng khu công nghiệp vẫn duy trì tốt đóng góp phần lớn vào kết quả chung của Viglacera, song lĩnh vực vật liệu xây dựng vẫn gặp khó khăn.