CTCP Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (HHV) có tiềm năng lớn trúng thầu các dự án thành phần tại siêu dự án đường sắt cao tốc trong giai đoạn năm 2026 - 2030.
Cụ thể, Đèo Cả đang nghiên cứu đầu tư tại nhiều dự án mới với tổng mức đầu tư hơn 100.000 tỷ đồng. Trong năm 2024, HHV đã hoàn thành, khai thác thu phí tại cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và bắt đầu triển khai xây dựng dự án mới là cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh.
Dư địa mảng xây lắp của HHV là rất lớn; đặc biệt với kinh nghiệm tại các dự án xuyên hầm, HHV sẽ là đơn vị trúng thầu tại các dự án thành phần (thuộc địa phần miền Trung) của tuyến tàu cao tốc Bắc - Nam.
Bên cạnh đó, theo DSC, mảng xây lắp của HHV tăng trưởng nhờ giải ngân đầu tư công. Theo đó, Bộ GTVT gấp rút đẩy tiến độ tại các dự án cao tốc đường bộ, với mục tiêu đưa vào vận hành 3.000km đường cao tốc hết niên độ năm tài khóa 2025.
Trục cao tốc Bắc - Nam là tuyến đường bộ cao tốc được Chính phủ thúc đẩy triển khai.
Trong đó, HHV thi công tuyến cao tốc dài nhất (88km) với 3 hầm xuyên núi. Trong 2 quý gần đây, Đèo Cả đang dốc toàn nguồn lực đẩy nhanh tiến độ, hiện hoàn thành 61% tiến độ.
Mảng thu phí đường bộ BOT của HHV vẫn đang là nguồn thu đều đặn chiếm trung bình hơn 60% tổng doanh thu, với biên lợi nhuận gộp 67% trong 9 tháng đầu năm 2024.
DSC cho rằng, xu hướng tăng trưởng của lưu lượng vận tải hàng hóa - vận chuyển hành khách duy trì tăng trưởng ở mức 14%/năm trong giai đoạn năm 2025-2030 do: (1) làn sóng chuyển dịch chuỗi cung ứng về Việt Nam, dòng vốn FDI duy trì tăng trưởng, (2) lượng khách quốc tế phục hồi, (3) tăng trưởng GDP cao nhất khu vực, tăng trưởng thu nhập kéo theo nhu cầu du lịch, giải trí.
Qua đó, DSC nhận định kết quả kinh doanh của HHV tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng lớn trong năm 2025, doanh thu dự phóng đạt 3.790 tỷ đồng ( 16% svck), lợi nhuận sau thuế 553 tỷ đồng ( 12% svck). DSC khuyến nghị nhà đầu tư giải ngân cổ phiếu HHV ở vùng giá an toàn khoảng 11.000 - 11.500 đồng/cp, giá mục tiêu 15.000 đồng/cp, cao hơn 33% so với giá đóng cửa phiên giao dịch 12/12.
Chiều ngày 30/11, Quốc hội bấm nút thông qua đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Với tổng chiều dài 1.541km và tốc độ thiết kế lên tới 350km/h, tuyến đường sắt này không chỉ nằm trong top 10 dài nhất thế giới mà còn đạt tốc độ cao nhất hiện nay tại Việt Nam.
Dự án có tổng mức đầu tư sơ bộ lên tới 1.713.548 tỷ đồng (hơn 67 tỷ USD), được triển khai theo hình thức đầu tư công với mục tiêu hoàn thành cơ bản vào năm 2035. Tuyến đường sắt được nối từ ga Ngọc Hồi (Hà Nội) đến ga Thủ Thiêm (TP. HCM), đi qua 20 tỉnh, thành phố. Dự án sẽ xây dựng 23 ga hành khách, 5 ga hàng hóa và sử dụng công nghệ đường sắt điện khí hóa để phục vụ cả nhu cầu vận tải hành khách lẫn quốc phòng.
Trong kế hoạch triển khai dự án trước đó, Bộ Giao thông vận tải dự kiến ưu tiên nguồn lực để khởi công 2 đoạn Hà Nội - Vinh và TP. HCM - Nha Trang với tổng chiều dài khoảng 642km vào cuối năm 2027.
Theo báo cáo của Chứng khoán Yuanta Việt Nam, tổng mức đầu tư cho giai đoạn này ước tính khoảng 29,1 tỷ USD. Với mức đầu tư lớn, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hứa hẹn mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán.






-
Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Nga mua thêm 1 triệu cổ phiếu SeABank
Bà Nguyễn Thị Nga, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank), vừa có thông báo gửi đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM và SeABank về việc đăng ký mua thêm 1.000.000 cổ phiếu SSB....
-
Ngân hàng bội thu đầu năm: Loạt "ông lớn" báo lãi nghìn tỷ quý I/2025
Bức tranh lợi nhuận ngành ngân hàng Việt Nam trong quý I/2025 đầy lạc quan khi hàng loạt “ông lớn” tài chính đồng loạt công bố kết quả kinh doanh ấn tượng. Nhiều ngân hàng báo lãi nghìn tỷ, thậm chí có nhà băng tăng trưởng ba con số so với cùng kỳ, b...
-
MaritimeBank hướng đến tăng trưởng hai chữ số
Sáng 21/4, tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB, mã CK: MSB) đã trình kế hoạch kinh doanh tham vọng với lợi nhuận trước thuế mục tiêu đạt 8.000 tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2024....