Cơ hội cho ngành khu công nghiệp vẫn hiện hữu trong dài hạn - Ảnh minh họa.
Theo bà Trần Phương Thảo, chuyên viên phân tích của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), ngày 02/4/2025, Mỹ công bố danh sách áp thuế đối ứng lên các đối tác nhập khẩu, chủ yếu dựa trên thặng dư thương mại của quốc gia đó với Mỹ. Việt Nam là một trong số những quốc gia chịu mức thuế cao nhất. Các đối thủ cạnh tranh như Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Thái Lan đang có lợi thế hơn so với Việt Nam.
Trong khi đó, các doanh nghiệp hiện chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc, trong đó Mỹ chiếm tỷ trọng đáng kể, trung bình từ 20% đến 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của từng doanh nghiệp. Phần lớn doanh nghiệp đã thiết lập nhà máy tại nhiều quốc gia khác nhau, qua đó tạo điều kiện linh hoạt trong hoạt động sản xuất toàn cầu.
Bà Phương Thảo cho rằng, trước những diễn biến liên quan đến thuế quan, nhiều doanh nghiệp đã chủ động xây dựng kế hoạch mở rộng và tái cơ cấu chuỗi cung ứng. Trong bối cảnh này, bài toán chi phí – lợi ích trở nên đặc biệt quan trọng. Doanh nghiệp cần cân nhắc chiến lược điều chuyển sản phẩm giữa các nhà máy; ví dụ: chuyển các dòng sản phẩm đang chịu mức thuế cao ra khỏi Việt Nam đến các quốc gia có ưu đãi thuế tốt hơn, trong khi vẫn duy trì sản xuất các mặt hàng chịu thuế thấp tại Việt Nam để tối ưu chi phí và duy trì hiệu quả cạnh tranh.
Phản ứng sau thông tin thuế quan, một số doanh nghiệp FDI lớn như Apple, Foxconn, Luxshare và Goertek tiếp tục mở rộng tại Việt Nam nhờ chiến lược dài hạn và vai trò quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng điện tử. Trong khi đó, các tập đoàn như LG, Intel và Samsung đang cân nhắc dịch chuyển một phần sản xuất sang các nước thuế thấp như Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia để giảm rủi ro thuế quan.
Cũng theo bà Phương Thảo, các yếu tố quyết định đến chuyển dịch dòng vốn FDI sẽ bao gồm: Chi phí lao động, logistics, đồng bộ hạ tầng và tự do thương mại là các yếu tố quan trọng quyết định đến chuyển dịch bên cạnh thuế suất. Ngoài ra, môi trường chính trị ổn định, cơ chế thông thoáng, tăng cường chính sách ESG… là các yếu tố ngày càng được FDI quan tâm.
Các yếu tố quyết định đến chuyển dịch dòng vốn FDI.
Đánh giá ưu và nhược điểm của các quốc gia có thể được cân nhắc làm điểm đến thay thế Việt Nam của dòng vốn FDI, bà Phương Thảo cho rằng, các doanh nghiệp sẽ thận trọng cân nhắc bài toán chi phí - lợi ích, khi việc dịch chuyển nhà máy sang một quốc gia khác đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn (CAPEX) và thời gian hoàn vốn kéo dài, trong khi chính sách thuế có thể thay đổi sau nhiệm kỳ.
Chuyên gia của BVSC đánh giá, Việt Nam vẫn là lựa chọn khả thi nhờ vị trí địa lý chiến lược, chi phí cạnh tranh và khả năng tiếp cận đa thị trường thông qua CPTPP, EVFTA, RCEP – những nền tảng mà không nhiều quốc gia trong khu vực sở hữu cùng lúc.
“Cơ hội cho ngành khu công nghiệp vẫn hiện hữu trong dài hạn. Chúng tôi nhận thấy có những bước thay đổi mang tính giảm áp lực và đi vào các lĩnh vực cụ thể hơn là một mức thuế cao chung cho toàn bộ sản phẩm. Ngoài ra, các mức thuế cụ thể sau khi được xác định, dòng vốn FDI sẽ tiếp tục được luân chuyển thay vì trì hoãn như năm 2025”, bà Phương Thảo đánh giá.
Chia sẻ tại tại hội thảo “Thuế quan Hoa Kỳ và Sự dịch chuyển của chuỗi cung ứng sản xuất” mới đây, ông Khoa Nguyễn Augustin – Phó Tổng Giám đốc Phát triển sản phẩm và S&M Công ty Liên Doanh Việt Nam – Nhật Bản cho biết, các nhà đầu tư FDI khi tìm hiểu địa điểm không còn chỉ hỏi về nhà xưởng giá rẻ, mà quan tâm đến tốc độ đi vào sản xuất, xuất khẩu và sự sẵn có của các nhà cung cấp linh kiện đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu ngay trong khu công nghiệp.
Điều này đặt ra yêu cầu, các khu công nghiệp phải chuyển đổi mô hình từ chỉ cho thuê đất, nhà xưởng sang tái cơ cấu lại chuỗi cung ứng. Vai trò của khu công nghiệp không chỉ là cung cấp hạ tầng vật chất hiện đại, linh hoạt, mà còn là phát triển các khu công nghiệp sinh thái, ứng dụng năng lượng xanh và công nghệ số để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về môi trường (như dấu chân carbon theo yêu cầu từ EU trong tương lai). Nếu không đáp ứng, doanh nghiệp sẽ mất cơ hội.
Thêm vào đó, khu công nghiệp cần cung cấp các dịch vụ mềm để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua rào cản, ví dụ như dịch vụ một cửa giúp tối ưu hóa thời gian về Hải quan và các thủ tục khác. Việc xây dựng các phòng thí nghiệm ngay trong khu công nghiệp để hỗ trợ kiểm định kịp thời, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu cho FDI là rất cần thiết.
-
Thêm lực hút cho các khu công nghiệp, khu kinh tế
Việc kết nối không gian phát triển giữa thành phố Hải Phòng và tỉnh Hải Dương không chỉ mở ra vùng kinh tế trọng điểm mới khu vực Đồng bằng sông Hồng, mà còn tạo động lực tăng tốc thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế nhờ vào sự cộng hưởng về hạ tầng, nguồn nhân lực và chính sách. Đây cũng sẽ là “bệ phóng” mạnh mẽ đưa hai địa phương sau khi hợp nhất trở thành thành phố công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, bền vững tầm cỡ khu vực, là vùng động lực tăng trưởng của cả nước.
-
Bình Định chi hơn 1.600 tỷ đồng xây tuyến đường nối cao tốc Bắc – Nam với Khu công nghiệp hơn 580ha
UBND tỉnh Bình Định vừa thống nhất chủ trương đầu tư dự án giao thông chiến lược, với tổng vốn đầu tư hơn 1.600 tỷ đồng, nhằm kết nối trực tiếp đường cao tốc Bắc – Nam với Khu công nghiệp Hoài Mỹ, thị xã Hoài Nhơn.
-
Phú Yên trao quyết định đầu tư 2 khu công nghiệp gần 744ha
UBND tỉnh Phú Yên vừa tổ chức Hội nghị trao Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Hòa Tâm - Giai đoạn 1 và dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp công nghệ cao Phú Yên với tổng diện tích gần 744ha.







-
Vinhomes dự kiến thi công khu công nghiệp hơn 4.000 tỷ đồng ở Hải Phòng vào đầu năm 2026
Vinhomes dự kiến thi công hạ tầng khu công nghiệp Tân Trào (Hải Phòng) giai đoạn 1, tổng vốn hơn 4.000 tỷ đồng từ quý 1/2026.
-
Chuyển động âm thầm ở các vùng đất khu công nghiệp: Dòng tiền lớn đang đổ về đâu?
Nguồn cung khu công nghiệp đang bùng nổ với gần 8.000 ha đất mới chỉ trong 6 tháng đầu năm, mở ra cơ hội đầu tư dài hạn tại nhiều vùng công nghiệp mới nổi. Đáng chú ý, báo cáo mới phát hành của Công ty Chứng khoán SSI cho biết, làn sóng dịch chuyển đ...
-
Việt Nam vượt hàng loạt quốc gia, chỉ xếp sau Singapore về hiệu suất đầu tư trung tâm dữ liệu
Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến chiến lược trong làn sóng đầu tư trung tâm dữ liệu tại khu vực châu Á Thái Bình Dương.