Một cư dân sống tại chung cư Skylight cho hay, việc chủ đầu tư đưa ra bảng tổng hợp tính toán chi phí hàng tháng để tính phí dịch vụ với nhiều nội dung không hợp lý đã khiến cho nhiều cư dân không đồng tình.
Chung cư Skylight bị 'tố' hàng loạt sai phạm
Cụ thể, trong hợp đồng mua bán căn hộ ký với các hộ gia đình đã nêu rất rõ, tầng kỹ thuật là tầng thuộc sở hữu chung. Hiện tầng này đang là nơi đặt văn phòng ban quản lý, nhưng trong bảng tính phí hàng tháng thì số tiền chi cho hạng mục này là 13,2 triệu đồng/tháng, tương đương khoảng 150 triệu đồng/năm.
"Khoản chi phí này lẽ ra cư dân phải được hưởng để trừ chi phí tính vào phí dịch vụ hàng tháng, nhưng thực chất bây giờ cư dân lại phải đóng phí này trên chính diện tích mình sở hữu. Như vậy là rất vô lý", anh H. cho hay.
Ngoài chi phí này, hàng loạt các khoản chi phí khác được người dân chỉ ra vô lý như: phí hợp tác, phối hợp an ninh khu vực (3 triệu đồng/tháng), chi phí tiếp khách, thăm hỏi, lắp đặt hệ thống sạc xe điện (8,7 triệu đồng/tháng),....
Ngoài ra, tầng kỹ thuật cũng được cho thuê làm phòng tập gym, trung tâm ngoại ngữ... Các khoản thu chi liên quan cũng được phản ánh là không công khai với người dân.
Ngoài phần sở hữu chung này, việc cho thuê đặt biển quảng cáo trong thang máy, lắp cột thu phát sóng, lắp bình nước nóng, điều hoà trên sân thượng đều không hỏi ý kiến và có sự đồng thuận của người dân.
Đầu năm 2015, đại diện tòa nhà đưa ra phương án phí dịch vụ 7.000 đồng một m2, sau đó tạm thu 5.000 đồng. Tuy nhiên, cho rằng mức này vẫn quá cao so với mặt bằng chung, phần lớn cư dân đã không đồng tình.
Sau đó, ban quản lý đã ngồi lại với người dân và sau khi thống nhất đưa ra mức phí là 4.000 đồng/m2/tháng.
"Vấn đề không phải là bao nhiêu tiền một m2 một tháng, vấn đề cư dân cần là sự minh bạch của ban quản lý trong việc đưa ra mức phí này", anh H. nói.
Một vấn đề khác cũng được các cư dân phản ánh là, dù đã chuyển về sinh sống hơn 1 năm, nhưng đến nay chủ đầu tư là Tổng công ty Coma vẫn chưa tổ chức Hội nghị nhà chung cư, trong khi tính đến tháng 3/2014 đã có hơn 50% căn hộ đến ở.
Ngoài ra, Ban quản lý không phải là đơn vị độc lập mà vẫn trực thuộc Coma. Trong khi nếu theo quy định, sau một thời gian vận hành tòa nhà, chủ đầu tư phải chọn một đơn vị có chức năng, chuyên môn để quản lý.
Đặc biệt, theo quy định, sau khi mua căn hộ, các hộ dân đã nộp đủ 2% phí bảo trì nhưng đến nay Tổng công ty Coma chưa có thông báo công khai đến cư dân việc quản lý, sử dụng quỹ bảo trì toà nhà này.
Chung cư Skylight gồm 2 tòa tháp 22 tầng, do Tổng công ty cơ khí xây dựng (COMA) làm chủ đầu tư đưa vào vận hành từ đầu năm 2014.
-
Cưỡng chế bàn giao quỹ bảo trì nhưng tài khoản của chủ đầu tư không đủ tiền
Thông tin này được lãnh đạo thành phố Hà Nội đưa ra tại buổi HĐND thành phố tiếp xúc cử tri quận Hoàng Mai mới đây về câu chuyện tranh chấp quỹ bảo trì tại Tòa nhà AZ Sky phường Định Công.
-
Bị tố làm khó cư dân, Vạn Phúc Group lên tiếng
Van Phuc Group vừa chính thức lên tiếng về vụ việc một người đàn ông ngoại quốc đăng tải video clip lên mạng xã hội tố tập đoàn này làm khó dễ cư dân khu đô thị Vạn Phúc. Những video này nhận được sự tương tác lớn từ cộng đồng mạng với nhiều ý kiến t...
-
Chặn “ngòi nổ” của nhiều cuộc chiến tại chung cư
Dù đã có quy định pháp luật rõ ràng về cách quản lý, sử dụng khoản kinh phí bảo trì chung cư tuy nhiên trên thực tế không phải chủ đầu tư nào cũng tuân thủ đúng quy định. Tại nhiều dự án, khoản tiền này là nguồn cơn của nhiều cuộc tranh chấp giữa cư ...