Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát (mã chứng khoán HPG) vừa có báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh trong tháng 7/2023 với sản lượng sản xuất và tiêu thụ thép các loại tiếp tục được cải thiện đáng kể.
Hòa Phát cung cấp cho thị trường 555.000 tấn thép trong tháng 7/2023, mức cao nhất kể từ đầu năm
Trong tháng 7, nhà sản xuất thép đầu ngành này cho biết đã sản xuất được 633.000 tấn thép thô, tăng 22% so với tháng 6/2023. Sản lượng bán hàng thép xây dựng, thép cuộn cán nóng (HRC), phôi thép đạt 555.000 tấn, tăng 3% so với tháng trước.
Đáng chú ý, sản lượng tiêu thụ thép cuộn cán nóng HRC của Hòa Phát ghi nhận đạt 291.000 tấn, tăng 16% so với tháng 6 trước đó và là mức tiêu thụ cao nhất kể từ đầu năm nay. Doanh nghiệp này cho biết, sản lượng thép cuộn cán nóng trong tháng vừa qua đạt cao kỷ lục trong năm nay là nhờ nhu cầu HRC trên thị trường có tín hiệu tích cực, đặc biệt là trên thị trường xuất khẩu.
Cũng trong tháng 7 vừa qua, Hòa Phát đã cung cấp ra thị trường 261.000 tấn thép xây dựng, giảm 9% so với tháng 6/2023, chủ yếu do sức cầu vẫn yếu và tình hình thời tiết không thuận lợi cho hoạt động xây dựng.
Bên cạnh thép xây dựng và thép cuộn cán nóng, nhà sản xuất này còn cung cấp nhiều sản phẩm chế biến sau thép như ống thép, tôn mạ, thép dự ứng lực. Cụ thể, bán hàng ống thép và tôn mạ các loại của Hòa Phát đạt sản lượng 74.000 tấn và 32.000 tấn, tăng lần lượt 22% và 81% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính chung 7 tháng đầu năm nay, Hòa Phát sản xuất được gần 3,5 triệu tấn thép thô, giảm 30% so với cùng kỳ 2022. Trong khi đó, sản lượng bán hàng thép các loại đạt 3,46 triệu tấn, giảm 23% so với cùng kỳ.
Sau 7 tháng, Hòa Phát đã cung cấp cho thị trường 1,9 triệu tấn thép xây dựng, giảm 30% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, doanh nghiệp này còn cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước 1,5 triệu tấn thép HRC, giảm 15%. Ống thép đạt sản lượng 399.000 tấn và tôn mạ các loại đạt 207.000 tấn, lần lượt giảm 9% và tăng 5% so với sản lượng bán hàng 7 tháng đầu năm ngoái.
Hiện tại, doanh nghiệp được mệnh danh là "vua thép" đang có tổng cộng 7 lò cao luyện thép, gồm 4 lò ở Dung Quất và 3 lò ở Hải Dương với công suất sản xuất thép thô đạt 8,5 triệu tấn/năm, dẫn đầu thị phần thép xây dựng và ống thép. Ngoài ra, nhà sản xuất này còn một lò điện tại Hưng Yên để sản xuất thép từ phế liệu, công suất 400.000 tấn thép/năm.
Cuối năm 2022, Hòa Phát đã có thông báo đến các đối tác cung ứng về việc dừng hoạt động 4 lò cao, bao gồm 2 lò cao ở Dung Quất và 2 lò cao ở Hải Dương kể từ tháng 11/2022. Lý do dừng lò được đưa ra là để đảm bảo các hoạt động sản xuất và kinh doanh được tiếp tục duy trì.
Tới thời điểm hiện tại, doanh nghiệp này đã vận hành trở lại 6/7 lò cao. Nhờ vậy, công suất sản xuất trong tháng 7 vừa qua đạt hơn 95%, là mức công suất cao nhất từ tháng 10/2022 tới nay.
Ghi nhận từ báo cáo mới đây của Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), Hòa Phát đang lên kế hoạch mở lại lò cao cuối cùng tại Khu Liên hợp Dung Quất và sẽ vận hành đủ 7 lò cao trong quý 3/2023. Được biết, chi phí để khởi động lại lò cao sau khi tạm dừng hoạt động là khoảng 30-40 tỷ đồng/lò.
-
Hòa Phát lên kế hoạch mở lại lò cao cuối cùng tại Dung Quất trong tháng 7/2023
Sau khi mở lại 3 lò cao trong quý 2 vừa qua, Hòa Phát đang xem xét khởi động lò cao còn lại tại Khu Liên hợp Dung Quất trong tháng 7/2023.
-
“Vua thép” đón tín hiệu tích cực về sản lượng, mở lại đủ 7 lò cao
Sản lượng bán hàng thép cuộn cán nóng của Hòa Phát đạt 243.000 tấn trong tháng 5/2023, tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức tiêu thụ cao nhất kể từ đầu năm đến nay.
-
Lên kế hoạch mở lại 2 lò cao, Hòa Phát sẽ vận hàng đủ 7 lò cao vào cuối tháng 5/2023
Sau khi khởi động lại 1 lò cao trong đầu tháng 4/2023, Hòa Phát đang xem xét mở 2 lò cao còn lại trước ngày 20/5 tới đây.








-
Một công ty thép Top đầu miền Nam tính huy động tiền từ cổ đông để trả nợ, bổ sung vốn để kinh doanh
Doanh nghiệp này dự kiến chào bán riêng lẻ 73 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu cho tối đa 20 nhà đầu tư, nhằm huy động tối đa 730 tỷ đồng. Số tiền thu được nhằm thanh toán các khoản nợ vay, thanh toán các khoản nợ nhà cung cấp và bổ sung v...
-
Danh sách nợ xấu nghìn tỷ của hãng thép 37 năm tuổi có những doanh nghiệp nào?
Tính đến hết quý 1/2025, báo cáo tài chính thể hiện SMC đã trích lập dự phòng hơn 365 tỷ đồng cho hơn 1.000 tỷ đồng nợ xấu. Danh sách nợ xấu của hãng thép này xuất hiện nhiều cái tên doanh nghiệp bất động sản quen thuộc như Công ty TNHH Delta - Valle...
-
Bức tranh tài chính đối nghịch của doanh nghiệp ngành thép
Nhiều doanh nghiệp thép đã vượt khó, đạt lợi nhuận khá tốt trong quý 1/2025. Tuy nhiên, nhiều trường hợp vẫn đang chìm trong thua lỗ.