Theo thông tin trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), ông Nguyễn Sỹ Hiệp, Chủ tịch HĐQT CTCP Xi măng Sài Gòn đăng ký mua 20 triệu cổ phiếu SCJ với mục đích đầu tư tăng tỷ lệ sở hữu, mua theo phương án chào bán cổ phiếu riêng lẻ của Xi măng Sài Gòn (UPCoM: SCJ).
Ảnh minh họa
Được biết, giao dịch dự kiến được thực hiện trong khoảng thời gian 12/1 - 18/1, theo phương thức giao dịch nộp tiền vào tài khoản phong tỏa của công ty Xi măng Sài Gòn. Giá trị giao dịch dự kiến theo mệnh giá là 200 tỷ đồng.
Nếu giao dịch thành công, số lượng cổ phiếu SCJ mà ông Hiệp nắm giữ tại Xi măng Sài Gòn sẽ tăng từ 24,18 triệu đơn vị lên 44,18 triệu đơn vị, tỷ lệ sở hữu tăng tương ứng tăng từ 63,9% lên 76,4%.
Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu SCJ có xu hướng đi ngang trong gần nửa năm qua sau khi sụt giảm xuống vùng đáy hai năm. Hiện cổ phiếu SCJ đang giao dịch ở mức 3.500 đồng/cp, mất hơn 70% giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Tạm tính theo giá hiện tại là 3.500 đồng/cp, ước tính Chủ tịch Xi măng Sài Gòn phải chi khoản tiền 64 tỷ đồng để thực hiện giao dịch trên.
Trước đó, tháng 12/2022, Xi măng Sài Sơn đã thông qua Nghị quyết về việc chào bán cổ phiếu riêng lẻ năm 2022 với số lượng 20 triệu cổ phiếu cho ông Nguyễn Sỹ Tiệp; giá chào bán 10.000 đồng/cổ phiếu.
Theo kế hoạch được được duyệt, toàn bộ số tiền thu về sẽ được Xi măng Sài Sơn dùng để giải ngân cho các khoản nợ vay tại ngân hàng SHB, BIDV và HDB. Cụ thể, Xi măng Sài Sơn sẽ chi gần 150 tỷ đồng trả nợ Ngân hàng BIDV - Chi nhánh Sơn Tây; 35 tỷ đồng trả nợ Ngân hàng SHB - Chi nhánh Hà Nam; 15 tỷ đồng trả nợ Ngân hàng HDBank - Chi nhánh Hà Nam.
Về kết quả kinh doanh, lũy kế 9 tháng năm 2022, Xi măng Sài Sơn đạt tổng doanh thu gần 750 tỷ đồng, giảm 25%; lợi nhuận sau thuế ở mức 10,9 tỷ đồng, giảm 20% so với cùng kỳ năm 2021.
-
Trung Quốc mở cửa kinh tế, ngành thép và xi măng có được hưởng lợi?
Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu hàng đầu của Việt Nam. Việc nước này mở cửa trở lại sẽ có những tác động nhất định đến nền kinh tế nước ta. Thép và xi măng là hai trong số những ngành được hưởng lợi từ động thái này.
-
Lộ diện cái tên “đen” nhất ngành xi măng: Thua lỗ kéo dài, âm nặng vốn chủ, nợ một nữ đại gia 326 tỷ suốt hơn một thập kỷ
Tính đến ngày 30/6/2024, nợ phải trả của Xi măng Công Thanh ghi nhận hơn 19.550 tỷ đồng, trong đó nợ đi vay là hơn 7.300 tỷ đồng và các khoản chi phí lãi vay phải trả dài hạn là 10.557 tỷ đồng.
-
Âm vốn chủ sở hữu 7.700 tỷ, “khất nợ” nghìn tỷ trái phiếu đến hạn, kiểm toán cũng "cạn lời" với doanh nghiệp này
Phía kiểm toán tiếp tục từ chối đưa ra kết luận đối với báo cáo tài chính bán niên 2024 của Công ty CP Xi măng Công Thanh vì lỗ lũy kế, âm vốn chủ sở hữu và công ty chậm trả những khoản vay và trái phiếu đến hạn....
-
Nợ thuế tiền tỷ, nhà sản xuất xi măng 47 năm tuổi tại Tuyên Quang bị cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn
Công ty CP Xi măng Tuyên Quang vừa bị cơ quan thuế tỉnh Tuyên Quang ra quyết định cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn, do nợ thuế hơn 8,3 tỷ đồng.