Theo Báo cáo thị trường bất động sản tháng 5 của Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS-FERI), trước áp lực về dòng tiền, một số doanh nghiệp môi giới bất động sản đã phải mở rộng hệ sinh thái, đa dạng ngành nghề kinh doanh.
Từ việc chỉ tập trung bán bất động sản trong nước, hiện nhiều đơn vị đã phát triển thêm mảng cho thuê, phân phối dự án quốc tế, môi giới bảo hiểm, nội thất, kinh doanh cafe bất động sản.
Trong tháng 5 vừa qua, nguồn cung mới không có nhiều thay đổi so với tháng trước, giỏ hàng mới khan hiếm. Đa số chủ đầu tư tập trung chào bán rổ hàng hiện hữu. Niềm tin thị trường phục hồi nhẹ, tuy nhiên khách hàng tiếp tục thăm dò và quan sát thị trường, không vội xuống tiền.
Đáng chú ý, thị trường có tình trạng chủ đầu tư nợ phí vượt ngưỡng chịu đựng của doanh nghiệp môi giới và nhân viên kinh doanh bất động sản.
Thị trường có tình trạng chủ đầu tư nợ phí vượt ngưỡng chịu đựng của doanh nghiệp môi giới
Theo kết quả khảo sát trước đó của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) với các Hội viên là các sàn giao dịch bất động sản cho thấy, hơn 90% doanh nghiệp ghi nhận doanh thu quý 1/2023 sụt giảm so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, có tới 39% doanh nghiệp có doanh thu quý 1/2023 sụt giảm tới 20% - 50% và 61% tụt giảm trên 50% so với cùng kỳ.
Thậm chí một số doanh nghiệp quy mô dưới 100 nhân viên có mức giảm doanh thu lên tới 70% - 80%. Do thị trường bất động sản vẫn gặp khó khăn về dòng tiền, điều kiện cho vay bị siết chặt, sức mua chưa được cải thiện.
Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch VARS, cho rằng nếu đến năm 2023 vẫn không tháo gỡ được các khó khăn trên thị trường thì khoảng 50% doanh nghiệp bất động sản trên cả nước sẽ rơi vào tình trạng “hôn mê”, không thể hồi phục.
"Bắt tay" kích cầu
Dù vậy, gần đây diễn biến thị trường sôi động hơn khi chủ đầu tư, đại lý môi giới chung tay cùng nhau kích cầu thị trường. Các dự án từ dất động sản nghỉ dưỡng đến nhà ở được các chủ đầu tư kick off, tái kick off giúp thị trường sôi động hơn sau thời gian dài ảm đạm như Bcons Polaris, Thanh Long Bay, The Maison, Capital Elite, Sun Cosmo Residence,..
Nhiều chủ đầu tư đã giảm số tiền nhận giữ chỗ có hoàn lại nhằm thu hút sự quan tâm và tạo sự thuận tiện cho khách hàng mua sản phẩm của các dự án. Chẳng hạn tiền booking trước đây theo thông lệ lag 50 triệu - 100 triệu đồng/sản phẩm thì hiện nay giảm còn 30 triệu đồng/sản phẩm.
Chủ đầu tư chi trước chi phí marketing, truyền thông bán hàng để đại lý có thêm nguồn lực và động lực làm nóng thị trường (dao động từ 1% - 3% tùy loại hình sản phẩm). Trước đây chỉ có chủ đầu tư nước ngoài đưa ra chính sách này cho đại lý tại Việt Nam, hiện nay đã có chủ đầu tư Việt Nam áp dụng chính sách này.
Về giá bán, Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services, cho biết mặt bằng giá sơ cấp thay đổi không đồng đều giữa các khu vực. Cụ thể, thị trường miền Bắc ghi nhận giá tăng nhẹ 3-5%, trong khi miền Trung và miền Nam lại chứng kiến giá đi ngang so với tháng trước. Tại thị trường miền Tây, giá lại giảm 5-10%.
Bên cạnh đó, giá bán trên thị trường thứ cấp vẫn có chiều hướng đi xuống khi đã giảm trung bình 10-20%.
-
Môi giới “rụng” như ...sung, nhiều chủ đầu tư bất ngờ tăng “hoa hồng”
Các chủ đầu tư đang đối diện với áp lực tăng chi phí, trong đó thị trường bất ngờ ghi nhận trường hợp chủ đầu tư sẵn sàng giảm hoặc không thu tiền ký quỹ, tăng phí hoa hồng môi giới để thu hút đại lý và môi giới.
-
Siết chặt hoạt động môi giới bất động sản
Thực tế hiện nay, dù có các quy định xử phạt, việc quản lý hoạt động môi giới vẫn bị “bỏ ngỏ", môi giới BĐS vẫn là ngành nghề gần như không có rào cản khi gia nhập hay rút lui....
-
Năm 2024, môi giới bất động sản phải làm được điều này mới tiếp cận được khách hàng
Năm 2024 được đánh giá là một năm thách thức của thị trường bất động sản. Tuy nhiên, cũng ẩn chứa nhiều cơ hội thông qua những điểm sáng trên thị trường bất động sản thời điểm cuối năm 2023....
-
Năm mất việc của nhiều nhân sự bất động sản
Thị trường khó khăn khiến lao động ngành bất động sản "rơi rụng" nhiều, dẫn tới nguy cơ thiếu hụt trong các năm tới.