Công ty CP Gang thép Thái Nguyên (Tisco - mã chứng khoán TIS) tiền thân là Công ty Gang thép Thái Nguyên, được thành lập năm 1959. Đây là khu công nghiệp đầu tiên tại Việt Nam có dây chuyền sản xuất liên hợp khép kín từ khai thác quặng sắt đến sản xuất gang, phôi thép và cán thép.
Tisco được coi là cái nôi của ngành công nghiệp luyện kim Việt Nam. Ngoài ra, doanh nghiệp này còn được chú ý với dự án mở rộng giai đoạn 2 nhà máy Gang thép Thái Nguyên (Tisco 2) đắp chiếu nhiều năm nay.
Hiện tại, Tisco có 3 nhà máy sản xuất thép cán bao gồm nhà máy cán thép Lưu Xá, nhà máy cán thép Thái Nguyên và cán thép Thái Trung với công suất hơn 1 triệu tấn/năm.
Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên
Thông tin từ Báo Thái Nguyên, doanh nghiệp này mới đây đã công bố kết quả sản xuất kinh doanh 11 tháng đầu năm 2023 với nhiều tín hiệu khả quan.
Cụ thể, sản lượng quặng sắt khai thác của Tisco trong giai đoạn này đạt hơn 196.000 tấn, bằng 131% kế hoạch năm. Gang lò cao sản xuất 169.000 tấn, phôi thép sản xuất 256.000 tấn, vượt lần lượt 30% và 28% so với mục tiêu đặt ra.
Ngoài ra, giá trị sản xuất công nghiệp trong giai đoạn này đạt gần 8.287 tỷ đồng, bằng 92%.
Tổng doanh thu của Tisco 11 tháng đầu năm nay đạt khoảng 11.867 tỷ đồng, thực hiện được 95% kế hoạch năm.
Về kế hoạch kinh doanh tháng cuối năm, ban lãnh đạo doanh nghiệp này cho biết sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp về công nghệ, thiết bị; tập trung tiết giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Đồng thời đẩy mạnh công tác thị trường, tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động.
Tham khảo: Bản đồ Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên
Tại báo cáo tài chính quý 3/2023, tổng tài sản của Tisco đạt hơn 10.690 tỷ đồng, tăng nhẹ so với hồi đầu năm. Trong đó, hơn 6.500 tỷ đồng là chi phí xây dựng cơ bản dở dang thuộc dự án Tisco 2; hàng tồn kho ở mức 1.790 tỷ đồng.
Ngoài ra, tổng nợ phải trả của nhà sản xuất thép này ở mức 9.000 tỷ đồng, trong đó nợ vay tài chính ngắn hạn và dài hạn còn lần lượt 2.870 tỷ đồng và 1.730 tỷ đồng.
Được biết, dự án Tisco 2 có tổng mức đầu tư ban đầu hơn 3.800 tỷ đồng, sau đó tăng lên hơn 8.100 tỷ đồng, do Tisco làm chủ đầu tư và Công ty hữu hạn Tập đoàn Khoa học công nghiệp luyện kim Trung Quốc (MCC) làm tổng thầu.
Đây là một trong 5 dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành Công thương đã được Thủ tướng tích cực chỉ đạo xử lý trong thời gian qua. Đến nay, dự án này đã kéo dài sang năm thứ 17 chưa hoàn thành, gây lãng phí nguồn lực rất lớn cho Nhà nước và doanh nghiệp.
-
Hơn 6.400 tỷ “chôn” tại dự án “đắp chiếu” nhiều năm, Tisco cay đắng báo lỗ quý thứ 4 liên tiếp
Hơn một nửa tài sản “chôn” ở dự án Tisco 2 cùng với việc giá bán và sản lượng tiêu thụ giảm mạnh khiến Gang thép Thái Nguyên báo lỗ gần 100 tỷ đồng trong quý 2/2023, đánh dấu 4 quý lỗ liên tiếp của doanh nghiệp này này.
-
Dự án “đắp chiếu” gần 2 thập kỷ, “ngốn” hơn 6.200 tỉ đồng của Tisco sẽ được cứu?
Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã có những buổi làm việc với các đối tác trong và ngoài nước để tháo gỡ khó khăn tại Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (Tisco 2).
-
Kiến nghị chuyển hồ sơ TISCO tới Bộ Công an
CafeLand - Tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa ban hành Văn bản số 167 về kết luận thanh tra dự án cải tạo mở rộng sản xuất giai đoạn 2 - Công ty Gang thép Thái Nguyên (TISCO). Đây được coi là 1 trong 12 dự án ngàn tỉ thua lỗ của Bộ Công thương.








-
Thu hút đầu tư: Trọng chất hơn lượng
Với phương châm không thu hút đầu tư bằng mọi giá, những năm qua, tỉnh Thái Nguyên có những chiến lược phát triển phù hợp, tận dụng các lợi thế riêng. Nhờ đó, kết quả thu hút đầu tư của tỉnh đã có những đột phá mạnh mẽ, tạo động lực tăng trưởng kinh ...
-
“Hạt nhân” giao thương 5 tỉnh phía Bắc có thêm khu công nghiệp hơn 3.650 tỷ đồng
Mới đây, UBND Thái Nguyên đã chính thức phê duyệt chủ trương đầu tư KCN Yên Bình 2 trải dài trên địa bàn TP. Phổ Yên và huyện Phú Bình. Dự án được giao cho Công ty CP Phát triển Yên Bình làm chủ đầu tư....
-
Thái Nguyên dành 166 ha đất để phát triển các dự án nhà ở xã hội
Hiện nay tỉnh Thái Nguyên đang tập trung ưu tiên nguồn lực cả về quỹ đất, nguồn vốn và cơ chế chính sách với mục tiêu hoàn thành trên 24.000 căn nhà ở xã hội (NƠXH) vào năm 2030.