Tisco có quý thua lỗ thứ 5 liên tiếp
Tại báo cáo tài chính vừa công bố mới đây, Công ty CP Gang thép Thái Nguyên - Tisco (mã chứng khoán TIS) ghi nhận doanh thu quý 3/2023 đạt 2.414 tỷ đồng, giảm 7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong kỳ, chi phí tài chính đạt 43 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ, chủ yếu là lãi vay phải trả. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 36% lên 49 tỷ đồng. Kết quả, Tisco báo lỗ sau thuế 59 tỷ đồng, đánh dấu quý lỗ thứ 5 liên tiếp của doanh nghiệp này.
Lãnh đạo Tisco cho biết, nguyên nhân là bởi những tháng đầu năm nay, thị trường tiêu thụ thép gặp nhiều khó khăn, sản lượng và giá bán giảm mạnh trong khi đó giá nguyên liệu đầu vào giảm không đáng kể. Bên cạnh sự đi xuống của hoạt động cốt lõi, doanh nghiệp này còn phải gánh thêm áp lực chi phí lớn hơn. Trong đó, chi phí lãi vay và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng tăng 17,3 tỷ đồng so với cùng kỳ.
Hơn 6.500 tỷ đồng "chôn" ở dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên
Luỹ kế 9 tháng đầu năm, Tisco ghi nhận 6.789 tỷ đồng doanh thu, giảm 29% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế âm 195 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 8 tỷ đồng.
Năm 2023, Tisco đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 15.826 tỷ đồng và lãi sau thuế gần 39 tỷ đồng. So với kế hoạch đặt ra, doanh nghiệp này mới chỉ hoàn thành 43% về doanh thu và còn cách xa mục tiêu có lãi cả năm.
Hơn 6.500 tỷ đồng "chôn" ở một dự án
Tại thời điểm cuối quý 3/2023, tổng tài sản của Tisco đạt hơn 10.690 tỷ đồng, tăng nhẹ so với hồi đầu năm. Trong đó, hơn 6.500 tỷ đồng là chi phí xây dựng cơ bản dở dang thuộc dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (Tisco 2); hàng tồn kho ở mức 1.790 tỷ đồng.
Ngoài ra, tổng nợ phải trả của doanh nghiệp này ở mức 9.000 tỷ đồng, trong đó nợ vay tài chính ngắn hạn và dài hạn còn lần lượt 2.870 tỷ đồng và 1.730 tỷ đồng.
Được biết, Tisco 2 là một trong 5 dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành công thương đã được Thủ tướng tích cực chỉ đạo xử lý trong thời gian qua. Đến nay, dự án này đã kéo dài sang năm thứ 17 chưa hoàn thành, gây lãng phí nguồn lực rất lớn cho Nhà nước và doanh nghiệp.
Dự án Tisco 2 có tổng mức đầu tư ban đầu hơn 3.800 tỷ đồng, sau đó tăng lên hơn 8.100 tỷ đồng, do Tisco làm chủ đầu tư và Công ty hữu hạn Tập đoàn Khoa học công nghiệp luyện kim Trung Quốc (MCC) làm tổng thầu.
Tổng giá trị đầu tư của dự án Tisco 2 đã thực hiện là 6.530 tỷ đồng. Nguồn: BCTC quý 3/2023 Tisco
Theo báo cáo, vướng mắc chính của dự án này liên quan tới tranh chấp giữa chủ đầu tư và nhà thầu về hợp đồng EPC (hợp đồng nhà thầu trọn gói).
Mặc dù "đắp chiếu" nhiều năm nhưng dự án Tisco 2 vẫn ngốn thêm những chi phí phát sinh do lãi vay ngân hàng hàng năm. Đến thời điểm 30/9, tổng giá trị đầu tư của dự án này đã thực hiện là 6.530 tỷ đồng. Trong đó, lãi vay vốn hóa là 3.317 tỷ đồng, chi phí phát sinh chủ yếu trong 9 tháng đầu năm nay là chi phí lãi vay vốn hóa.
Tháng 4/2023, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã có buổi làm việc với phía MCC để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tại dự án Tisco 2.
Phía MCC cho biết, hiện đã hoàn thành Báo cáo sơ bộ đánh giá thiết bị, công trình và lập phương án mua sắm, sửa chữa thiết bị công trình, phương án khôi phục dự án Tisco 2. Bên cạnh đó, đoàn công tác của MCC cũng đưa ra những phương án đề xuất sửa chữa máy móc, thiết bị công trình tại dự án này.
-
Dự án “đắp chiếu” gần 2 thập kỷ, “ngốn” hơn 6.200 tỉ đồng của Tisco sẽ được cứu?
Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã có những buổi làm việc với các đối tác trong và ngoài nước để tháo gỡ khó khăn tại Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (Tisco 2).
-
Nhà máy hơn 1,2 tỷ USD dừng hoạt động 2 tháng có thể khiến Lọc hóa dầu Bình Sơn mất nghìn tỷ tiền lãi
Năm 2024, nhà máy Lọc hóa dầu Dung Quất sẽ dừng máy để tiến hành đợt bảo dưỡng tổng thể vào tháng 3 và 4. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất và doanh thu của Lọc hóa dầu Bình Sơn trong năm sau....
-
Công ty nhựa lớn nhất miền Bắc với 3 nhà máy và gần 1.500 lao động đem phân nửa lợi nhuận năm 2023 chia cho cổ đông
9 tháng đầu năm 2023, Nhựa Tiền Phong ghi nhận doanh thu thuần đạt 3.825 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế ở mức 395 tỷ đồng, lần lượt giảm 7% và 4% so với cùng kỳ.
-
Doanh nghiệp xi măng “né” sản xuất giờ cao điểm, khó tăng giá bán do nhu cầu thị trường suy yếu
Về lý thuyết, mức tăng giá điện được tính vào giá thành sản phẩm, nhưng thực tế, các doanh nghiệp xi măng khó chuyển phần chi phí này cho người tiêu dùng vì nhu cầu tiêu thụ xi măng đang rất yếu....