Ngay sau khi thông tin này được công bố, đại diện các Tập đoàn, Tổng công ty lớn đã chính thức lên tiếng thanh minh.
Ông Nguyễn Thắng - Chánh văn phòng Tập đoàn HUD cho rằng, con số ngành thuế đưa ra số nợ 400 tỉ đồng của HUD có thể đúng, tuy nhiên, đây là số nợ chậm nộp tiền sử dụng đất chứ không thể là tiền thuế nói chung.
“Chúng tôi không nợ thuế mà đó là tiền sử dụng đất, một số dự án chúng tôi đang điều chỉnh. Tthị trường bất động sản khó khăn trong khi đó địa phương sau khi giải phóng mặt bằng xong họ đòi thu tiền sử dụng đất ngay. Chúng tôi đã có văn bản gửi lên cơ quan thuế chứ không phải chúng tôi nợ thuế. Nếu nợ thuế chúng tôi bị bắt ngay, vì nợ thuế là phạm pháp”.
Ông Nguyễn Văn Sự - Tổng Giám đốc Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai: “Thừa khả năng nộp thuế, chỉ chậm do trình tự thủ tục”
Việc
HAGL nợ thuế khoảng 100 tỉ đồng là có thật. Tuy nhiên, chậm nộp là do
còn chờ thông báo thuế của ngành thuế, đồng thời, chúng tôi cũng đang
quyết toán năm 2011 chưa xong; chắc chắn chỉ trong quý I/2012 sẽ nộp đầy
đủ.
Về khả năng tài chính, hiện tổng tài sản của HAGL lên đến
25.520 tỉ đồng; trong đó HAGL đang có số dư tiết kiệm khá lớn trong tài
khoản ngân hàng - theo báo cáo hợp nhất năm 2011 thì số dư này lên đến
2.893 tỉ đồng, để dự phòng; còn ở thời điểm hôm nay (2.3.2012), số dư là
1.842 tỉ đồng (rút bớt gần 1.000 tỉ đồng để đầu tư) thì trả nợ thuế chỉ
là vấn đề tiến độ.
Trước đó, ông Nguyễn Chân Phương - Phó Tổng
GĐ Công ty Phát triển Đô thị Quốc tế VN cũng phủ nhận thông tin nói
trên. Theo ông Phương, chủ đầu tư của Park City đã đóng toàn bộ hơn 770
tỷ đồng tiền thuế sử dụng đất. Về tiền phạt nộp chậm tiền sử dụng đất
được đề cập ở đây là chưa chính xác.
Lý do là khi Hà Tây sáp nhập
về Hà Nội, lúc đó Hà Nội mới cho rà soát lại các dự án. Hiện nay tiêu
chí rà soát vẫn chưa ngã ngũ. Sở Tài Chính và UBND Hà Nội vẫn làm việc
với Bộ Tài Chính để ra phương án thống nhất. Việc ban hành thư thông báo
chậm nộp nói trên mới chỉ mang tính chất "đơn phương"
Theo Thứ
trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn, số nợ đọng thuế liên tục tăng
trong các năm nhiều khả năng các khoản nợ sẽ tiếp tục gia tăng do tình
hình kinh tế khó khăn, doanh nghiệp không có khả năng trả nợ. Mặc dù
ngành thuế đã sử dụng nhiều biện pháp cưỡng chế thu hồi nợ nhưng số thuế
thu được vẫn không tăng.
Có nhiều ý kiến đưa ra, khi tình hình
kinh tế còn nhiều khó khăn thì ngành thuế nên xem xét lại làm sao có
phương án giãn nợ, phân kỳ thu nợ nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp