Tối ngày 9/1 vừa qua, nhà thiết kế (NTK) Thái Công lần đầu livestream bán hàng trên nền tảng TikTok thu hút sự chú ý lớn của cộng đồng mạng.
Trước đó, NTK nội thất này từng “gây sốt” khi tung hàng loạt sản phẩm gia dụng cao cấp lên sàn thương mại điện tử. Bộ ly, chén trà, bình hoa có mức giá lên đến hàng trăm triệu đồng khiến công chúng choáng váng. Sản phẩm đắt đỏ nhất là rổ trái cây trị giá 878 triệu đồng.
Những sản phẩm có giá hàng trăm triệu đồng được bày bán trên gian hàng của NTK Thái Công. Ảnh chụp màn hình
Để dễ dàng hình dung hơn cho khách hàng, số tiền để mua một món đồ trên gian hàng của NTK Thái Công quy ra sắt thép - mặt hàng “bão giá” trong thời gian qua, lên đến hàng chục tấn.
Cụ thể, với giá thép trong ngày 12/1 ở mức 14-15 triệu đồng/tấn, số tiền mà khách hàng bỏ ra để rinh về 1 rổ trái cây có đế họa tiết sư tử mạ vàng từ Pháp trong gian hàng của NTK Thái Công có giá gần 900 triệu đồng sẽ tương đương với việc mua hơn 62 tấn thép.
Tương tự, ngay cả món đồ có giá “mềm nhất” trong gian hàng của NTK này là đồ dụng cụ gắp đá cũng mất gần 1 tấn thép mới mua được.
Thép xây dựng có đợt tăng giá đầu tiên trong năm 2024
Trên thị trường vật liệu xây dựng, giá thép vừa được điều chỉnh tăng lần đầu tiên trong năm 2024, với mức tăng cao nhất tới 400.000 đồng/tấn. Đây là lần tăng thứ 5 liên tiếp của giá thép nội địa.
Đơn cử, thương hiệu thép Hòa Phát tại miền Bắc điều chỉnh tăng 200.000 đồng/tấn với sản phẩm thép cuộn CB240, lên mức 14,14 triệu đồng/tấn. Dòng thép thanh vằn D10 CB300 được điều chỉnh tăng 290.000 đồng/tấn, giá lên mức 14,53 triệu đồng/tấn.
Còn tại miền Trung, nhà sản xuất này cũng nâng giá thép cuộn CB240 ở mức 200.000 đồng/tấn, lên 14,14 triệu đồng/tấn. Còn thép thanh vằn D10 CB300 tăng 150.000 đồng/tấn, giá lên 14,49 triệu đồng/tấn.
Tại miền Nam, Hòa Phát điều chỉnh tăng 190.000 đồng/tấn với thép cuộn CB240, giá bán lên mức 14,14 triệu đồng/tấn. Sản phẩm thép thanh vằn D10 CB300 tăng 280.000 đồng/tấn, giá bán là 14,53 triệu đồng/tấn.
Theo giới phân tích, giá thép xây dựng trong nước tăng nhờ tiêu thụ khởi sắc hơn. Cùng với đó, giá nguyên liệu có xu hướng đi lên cũng là yếu tố khiến các doanh nghiệp thép tăng giá bán.
Theo số liệu từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trong 11 tháng năm 2023, sản xuất thép thành phẩm đạt 25 triệu tấn, giảm 7,8% so với cùng kỳ năm 2022. Bán hàng thép thành phẩm đạt gần 23,7 triệu tấn, giảm 5,6%. Riêng xuất khẩu thép trong giai đoạn này đạt 7,4 triệu tấn, tăng 29% so với cùng kỳ.
VSA cho rằng, sản lượng bán hàng thép xây dựng tăng, một phần nhờ các dự án giao thông như cao tốc Bắc-Nam, các dự án sân bay mới được triển khai, đẩy nhanh tiến độ và một số dự án khác
-
Giá thép trong nước đồng loạt tăng trước áp lực chi phí lớn
Sau khoảng 3 tháng đi ngang, giá thép trong nước thời gian gần đây liên tục điều chỉnh tăng do chi phí các loại nguyên liệu đầu vào cho sản xuất thép tăng cao.
-
Giá thép rẻ kỷ lục, chiết khấu hấp dẫn nhưng vẫn khó tiêu thụ vì lý do này
Mặc dù giá sắt, thép đang giảm mạnh nhưng việc kinh doanh, tiêu thụ vẫn ảm đạm do sức mua thấp. Đặc biệt là trong quý 3/2023 bởi đây là mùa mưa và tháng Ngâu - mùa thấp điểm của ngành xây dựng.
-
Tỷ phú Trần Đình Long tiết lộ việc Hòa Phát nghiên cứu sản xuất thép đường ray tàu cao tốc, đã triển khai được 3 năm
Chủ tịch Trần Đình Long tiết lộ, trong 3 năm gần đây, Hòa Phát đã nghiên cứu về dòng sản phẩm thép ray. Do đó, việc sản xuất thép ray cho đường sắt cao tốc hoàn toàn trong khả năng của doanh nghiệp này....
-
Nhu cầu yếu và lãi suất cao khiến ngành thép châu Âu gặp khó
Với việc các nhà sản xuất thép khó có thể tăng giá trong bối cảnh nhu cầu yếu và lãi suất cao, thị trường thép châu Âu đang đối mặt với những khó khăn chồng chất.
-
Giá quặng sắt phục hồi sau gói kích thích kinh tế mới của Trung Quốc
Theo MXV, giá quặng sắt đã phục hồi 1,22% lên hơn 102 USD/tấn, chủ yếu nhờ kỳ vọng về gói kích thích kinh tế mới từ Trung Quốc.